Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Tuyển sinh đại học: Không quá phụ thuộc kết quả tốt nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Trong khi đợi kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020, các trường Đại học đang hoàn thiện khâu cuối cùng đối với các phương thức tuyển sinh không phụ thuộc vào kết quả của kỳ thi này.Nhiều thí sinh đã được xét tuyển đại học từ trước khi thi tốt nghiệp THPT Ảnh: Diệp An

Nhiều thí sinh đã được xét tuyển đại học từ trước khi thi tốt nghiệp THPT Ảnh: Diệp An

Theo PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương, trường đã hoàn tất thủ tục đăng ký xét tuyển theo phương thức 1 và 2. Với phương thức 1, trường xét tuyển dựa trên kết quả học tập trung học phổ thông (THPT) dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia, đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11, 12 và hệ chuyên của trường THPT chuyên. Còn phương thức 2 là xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng Tiếng Anh và các chương trình Ngôn ngữ.

PGS. Bùi Anh Tuấn  cho biết  ở cả 2 phương thức này, trường đã xét tuyển 50% tổng số chỉ tiêu ĐH hệ chính quy năm 2020. Để đảm bảo quyền lợi bình đẳng cho mọi thí sinh, nhà trường còn 2 phương thức nữa dành cho thí sinh sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để đăng ký xét tuyển.

“Với chúng tôi việc đảm bảo quyền lợi cũng như sự công bằng cho mọi thí sinh là điều mà nhà trường luôn đặt ra. Những trường ĐH thuộc top đầu như chúng tôi lo lắng là đề thi có đảm bảo chất lượng nguồn tuyển không”, PGS. Bùi Anh Tuấn nói. Qua ý kiến của các chuyên gia, đề thi năm nay đã cho thấy mức độ phân hóa phù hợp cho các trường ĐH tuyển sinh theo yêu cầu riêng của từng trường. Như vậy sẽ giúp các trường tốp đầu có yêu cầu cao về chất lượng có thể lựa chọn được những thí sinh phù hợp với tiêu chí xét tuyển của trường.

Còn tại trường ĐH Thủy lợi, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, trưởng phòng Đào tạo cho hay trường đã hoàn thành 2 phương thức tuyển sinh là xét tuyển thẳng và tuyển thẳng  với 40% chỉ tiêu năm 2020. Phần chỉ tiêu còn lại, trường đợi kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT. Đánh giá về 2 phương thức xét tuyển đã xong, PGS. Nguyễn Anh Tuấn cho biết số lượng thí sinh đăng ký khá lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ ảo không nhỏ nên khó khăn cho trường. Mặt khác, nhiều ngành có thí sinh đăng ký với số lượng rất lớn nhưng có ngành lại rất ít thí sinh đăng ký.

Hơn 5.500 thí sinh tham gia bài kiểm tra tư duy

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết chiều 15/8 sẽ tổ chức cho thí sinh làm bài kiểm tra tư duy. Đây là năm đầu tiên trường triển khai xét tuyển kết hợp (sử dụng kết quả thi THPT 2020 và kết quả Bài kiểm tra tư duy), dự kiến chiếm khoảng 30 – 35% tổng chỉ tiêu đào tạo của trường năm nay.

Theo Đề án và kế hoạch tuyển sinh ĐH năm 2020 được trường ĐH Bách khoa Hà Nội công bố,  ngoài các phương thức xét tuyển thẳng, xét tuyển tài năng, xét tuyển theo điểm thi Tốt nghiệp THPT 2020, còn có phương thức xét tuyển kết hợp (sử dụng kết quả thi THPT 2020 và kết quả bài kiểm tra tư duy theo tổ hợp xét tuyển A19 (Toán, Lý, bài kiểm tra tư duy) và A20 (Toán, Hóa, bài kiểm tra tư duy), đã được Bộ GD&ĐT cho phép thực hiện. Như vậy, bài kiểm tra tư duy là một thành phần điểm trong tổ hợp xét tuyển.  Trư?ngờng ĐH Bách khoa Hà Nội  sẽ tổ chức kỳ thi cho thí sinh làm bài  tại trường và một địa điểm nữa là  trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa). Bài kiểm tra gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận, trong đó nội dung về Toán và Đọc hiểu, với thời gian làm bài 120 phút. Hiện nay theo số lượng đăng ký và qua sơ tuyển, có 5.623 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Theo PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Phó Hiệu trưởng nhà trường phụ trách công tác tuyển sinh, bài kiểm tra tư duy đưa ra đề bài ở các mức độ khác nhau, từ thông hiểu, vận dụng đến vận dụng sáng tạo, yêu cầu thí sinh có khả năng suy luận, nắm bắt và vận dụng kiến thức trong thời gian ngắn. Nội dung bài kiểm tra tư duy đều nằm là kiến thức phổ thông nhưng gắn liền với tình huống thực tế.

Bài kiểm tra này được thiết kế để đánh giá năng lực cốt lõi của các thí sinh và khả năng theo học các ngành học ở bậc ĐH, đặc biệt những khối ngành khoa học kĩ thuật. Nội dung bài thi được xây dựng phù hợp với đặc điểm của giáo dục Việt Nam và cách tiếp cận tiên tiến trên thế giới.

Được biết, trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã tiến hành công tác phân phòng thi, đánh số báo danh và đã gửi thông tin cho thí sinh dự thi. Để đảm bảo an toàn cho kỳ thi, mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi vào ngày 15/8 đã hoàn tất. Công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống dịch COVID-19 cũng đã được triển khai. Nhà trường cũng lên kế hoạch cụ thể để sẵn sàng ứng phó với những tình huống xấu nhất nếu như dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn. Tất cả thí sinh, cán bộ làm thi trước khi vào phòng thi đều được đo thân nhiệt, đeo khẩu trang và sát khuẩn tay theo hướng dẫn của ngành y tế.

Đại học Quốc gia TPHCM vừa quyết định điều chỉnh ngày thi đánh giá năng lực của Đại học này tại một số địa phương không có lệnh giãn cách xã hội. Theo kế hoạch điều chỉnh, kỳ thi sẽ được tổ chức tại TPHCM, Bến Tre, An Giang và Nha Trang vào sáng 30/8. Cụm thi tại Đà Nẵng tổ chức khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, thời gian thi phù hợp với kế hoạch thi Tốt nghiệp THPT đợt 2.

Theo Nghiêm Huê/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)