Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tuyển sinh đầu cấp theo bản đồ GIS: Học sinh chọn trường gần nhà để học

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2023-2024, TP.HCM thc hin thí đim đưa bn đ GIS vào công tác tuyn sinh đu cp 3 đa phương là TP.Th Đc, qun 8 và Tân Bình. Đm bo phù hp vi đc thù đa phương, to cơ hi thun li nht cho hc sinh hc gn nhà, các đa phương đã linh hot nhiu gii pháp trong năm đu trin khai…


3 đa phương thí đim có nhng cách trin khai phù hp vi đc thù ca tng đa phương

Q.8: Trưng nào gn nht thì hc trưng đó

Năm học 2023-2024, Q.8 có 13.877 trẻ ra lớp. Năm đầu tiên đưa bản đồ GIS trong tuyển sinh đầu cấp, quận thực hiện “quét” dữ liệu tuyển sinh với trục là trường học trên địa bàn, từ đó phân bổ chỗ học phù hợp nhất cho học sinh trên địa bàn phường, đảm bảo nguyên tắc trẻ được học gần nơi cư trú…

Ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GD-ĐT Q.8, cho biết sau ngày 31-5, từ dữ liệu thông tin phụ huynh học sinh đăng ký tuyển sinh đầu cấp trên hệ thống, căn cứ vào thực tế cư trú của học sinh, phần mềm tuyển sinh sẽ thực hiện việc quét dữ liệu. Theo đó, tâm sẽ là nơi cư trú của học sinh, phần mềm sẽ quét theo bán kính các trường học. Khoảng cách từ vị trí cư trú của học sinh với trường nào gần nhất thì học sinh sẽ học trường đó.

Ngoài ra, UBND Q.8 cũng đề nghị Công an Q.8 chỉ đạo công an 16 phường chủ động và phối hợp các đơn vị, hỗ trợ phụ huynh trong việc cấp mã số định danh cá nhân, căn cước công dân, cập nhật danh sách trẻ trong độ tuổi ra lớp, trẻ chuyển đến, chuyển đi, mới nhập hộ khẩu trên địa bàn; đảm bảo việc xác nhận giấy tạm trú, hỗ trợ người dân trong việc thực hiện mã định danh điện tử đúng theo quy định nhằm tránh các hiện tượng tiêu cực gây áp lực nhận trẻ vào các lớp đầu cấp trên địa bàn phường.

Xác định vị trí địa bàn cư trú thực tế của học sinh khi áp dụng bản đồ GIS. Trong đó thông tin “nơi ở hiện tại” cần được rà soát và cập nhật chính xác và phải có mã định danh của học sinh để thực hiện theo tuyến tại trường gần nơi cư trú.

“Khi áp dụng bản đồ số GIS trong tuyển sinh đầu cấp thì việc xác định vị trí địa bàn cư trú thực tế của học sinh là công tác quan trọng nhất khi phân bổ trường học cho học sinh trong năm nay. Do vậy, các phường phải xác thực nơi cư trú của học sinh. Đối với các phường có nhiều trường mầm non, tiểu học thì địa phương sẽ thống nhất việc phân tuyến khu vực tuyển sinh theo bản đồ GIS, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khi đến trường” – ông Dương Văn Dân nhấn mạnh. 

Q.Tân Bình: Cùng phưng hc sinh có th hc nhiu trưng khác nhau

Ông Trần Khắc Huy – Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tân Bình cho biết, các năm trước có thể học sinh trong một phường sẽ được phân về học cùng một trường. Tuy nhiên, năm nay do dựa theo bản đồ GIS, học sinh trong cùng một phường có thể sẽ được bố trí về nhiều trường.

Ông cho biết, hiện Phòng Giáo dục đã yêu cầu các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn quận rà soát, chuẩn bị cơ sở vật chất, máy tính có kết nối mạng internet, đồng thời tuyên truyền vận động cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh hiểu hơn về công tác tuyển sinh năm nay với 2 điểm hoàn toàn mới là phấn đấu 100% việc đăng ký tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến; phân bổ chỗ học cho học sinh ở trường gần nơi cư trú.


Các đa phương thí đim bn đ GIS trong tuyn sinh đu cp đm bo hc sinh đưc hc gn nơi cư trú nht

Trong năm đầu tiên áp dụng tuyển sinh đầu cấp theo phương thức mới, bà Lê Thị Thu Sương – Phó Chủ tịch UBND Q.Tân Bình yêu cầu UBND 15 phường trên địa bàn quận thực hiện điều tra chính xác số trẻ ở từng độ tuổi đi học trên địa bàn phường, lập danh sách huy động trẻ đảm bảo tất cả trẻ đều được đến trường. Đặc biệt, các địa phương sẽ chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban chỉ đạo tuyển sinh quận về số lượng trẻ được học gần trường mầm non, tiểu học trong việc áp dụng bản đồ GIS trong tuyển sinh trên địa bàn phường quản lý.

“Chính các địa phương cần phải phối hợp với phòng giáo dục, các trường học đẩy mạnh tuyên truyền đến phụ huynh học sinh về điểm mới được áp dụng trong tuyển sinh đầu cấp trên địa bàn quận năm nay, thành lập ban chỉ đạo hội đồng tuyển sinh phường công khai lịch tiếp công dân để giải đáp các thắc mắc của người dân trong tuyển sinh nhằm hạn chế các khiếu nại, đơn thư trong công tác tuyển sinh…” – Phó Chủ tịch UBND Q.Tân Bình cho hay.

TP.Th Đc: Nhiu đim mi đ đm bo đ ch hc cho hc sinh

Năm học 2023-2024, TP.Thủ Đức có gần 55.000 trẻ trong độ tuổi ra lớp. Trong đó, trẻ lớp Lá (5 tuổi) là 16.195 em; lớp 1 là 18.208 em; lớp 6 là 20.226. Với số lượng học sinh đông, áp lực tuyển sinh đầu cấp trên địa bàn TP.Thủ Đức hàng năm luôn rất lớn, đặc biệt khi địa bàn có những phường giáp ranh với tỉnh bạn (tỉnh Bình Dương) song vẫn phải đảm bảo chỗ học khi người dân có nhu cầu làm việc, học tập trên địa bàn TP.

Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên – Trưởng phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức thông tin, trong năm đầu tiên đưa bản đồ GIS vào tuyển sinh đầu cấp, địa phương vẫn thực hiện theo nguyên tắc không nhận học sinh ngoài địa bàn nếu chưa huy động 100% học sinh theo chỉ tiêu phân bổ. Các trường hợp nhận ngoài danh sách phân bổ sẽ do Ban chỉ đạo tuyển sinh TP.Thủ Đức xét duyệt.

Mặc dù vậy, để trẻ được học thuận lợi nhất, đảm bảo chỗ học cho 100% con em đang cư trú trên địa bàn, năm nay công tác tuyển sinh đầu cấp trên địa bàn TP có nhiều điểm mới.

Cụ thể, năm nay, các trường tiểu học trên địa bàn TP.Thủ Đức sẽ thực hiện tuyển sinh theo 3 đợt thay vì 2 đợt như mọi năm. Trong đó đợt 1 sẽ ưu tiên phân bổ chỗ học cho những trẻ đã được địa phương điều tra lập danh sách (xác thực đúng nơi cư trú) trước ngày 8-5; Đợt 2 sẽ tiếp tục tuyển sinh những trẻ được địa phương điều tra lập danh sách bổ sung từ ngày 8 đến 15-6; Tuyển sinh đợt 3 sẽ áp dụng phân bổ chỗ học cho những trẻ chưa có tên trong danh sách tuyển sinh 2 đợt trước, Ban chỉ đạo tuyển sinh TP.Thủ Đức sẽ xem xét khả năng tiếp nhận của trường để sắp xếp phù hợp.

Riêng đối với tuyển sinh vào lớp 6, ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên cho hay, với học sinh cư ngụ ngoài TP.Thủ Đức mà có học tiểu học trên địa bàn TP.Thủ Đức thì trường tiểu học sẽ gửi trả hồ sơ để cha mẹ học sinh về nơi cư trú liên hệ nhập hồ sơ cho con.

Đ Giang Quân

Bình luận (0)