Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Tuyển sinh ĐH-CĐ: Các nguyện vọng có giá trị như nhau

Tạp Chí Giáo Dục

Theo quy chế tuyn sinh hin nay, thí sinh đưc thoi mái đăng ký nguyn vng. Tuy nhiên, các nguyn vng đu có giá tr như nhau. Vì vy, hc sinh cn cân nhc kng, chn nguyn vng phù hp vi đam mê, s thích đ khi mt công tn nhiu thi gian và công sc.

ThS. Nguyn Đc Trí (Phó ban Tuyn sinh, UEF) đang tư vn chn ngành cho các em hc sinh Trưng THPT Thnh Lc

Đó là lời khuyên của ThS. Lê Thị Thu Hà (Trưởng phòng Phụ trách bộ phận thuộc Ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) đưa ra trong chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần thứ 11 năm 2019 tổ chức tại Trường THPT Thạnh Lộc (Q.12) vừa qua. Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng ĐHQG TP.HCM và Sở GD-ĐT TP tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) cùng nhiều đơn vị khác. 

Tn dng t 0,25 đim đ tránh b đim lit

Theo ThS. Lê Thị Thu Hà, năm nay là năm thứ 5 Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục tiêu: Xét tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ. Theo đó, thí sinh vẫn làm 5 bài thi gồm 3 bài mang tính chất bắt buột (toán, văn, ngoại ngữ) và 2 bài tự chọn ở tổ hợp môn tự nhiên và xã hội (tùy vào thế mạnh và năng lực thí sinh). “Nội dung bài thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Bên cạnh đó có thêm kiến thức lớp 10, 11 với độ phân hóa từ dễ đến khó. Vì vậy, trong quá trình thi, các em cần sắp xếp thời gian cho hợp lý, chọn câu dễ làm trước, câu khó làm sau để đạt được kết quả khả quan. Lưu ý, các em phải tận dụng từ 0,25 điểm để tránh bài thi bị điểm liệt”, ThS. Hà khuyên.

ThS. Hà cũng cho biết có nhiều phương thức tuyển sinh như tuyển thẳng; dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia; dựa vào điểm học bạ; sử dụng kỳ thi đánh giá năng lực… “Khi nộp hồ sơ xét tuyển ĐH-CĐ, thí sinh phải ghi nguyện vọng vào hồ sơ. Có rất nhiều nguyện vọng nhưng tất cả đều có giá trị như nhau. Do đó, các em cần lựa chọn nguyện vọng mà mình chắc chắn sẽ học sau khi xét tuyển đậu để tiết kiệm thời gian, công sức”, ThS. Hà gợi ý.

Ngành tài chính “rng ca” vic làm

Trước những lời tư vấn, chia sẻ của các chuyên gia về việc chọn trường, chọn ngành, em Nguyễn Ngọc Lan Anh (lớp 12A10) băn khoăn: “Em rất thích ngành tài chính kế toán nhưng không biết học ra trường có thể làm ở đâu?”. Trả lời câu hỏi này, ThS. Nguyễn Hoàng Thiên Thư (đại diện Trường ĐH Việt Đức) khẳng định: Đây là một ngành mà nhu cầu nhân lực rất cần hiện nay. Sau khi học ra trường, các em có thể làm việc tại doanh nghiệp tư vấn tài chính, công ty – xí nghiệp tư nhân hoặc tại các trường học… Ngoài ra, nếu có vốn tiếng Anh hoặc tiếng Đức thì các em cũng có thể làm tại công ty Đức. Với ngành này, khi học tại Trường ĐH Việt Đức, sinh viên sẽ được học 70% kiến thức do các giảng viên từ nước Đức sang giảng dạy, 30% còn lại do giảng viên đến từ các nước khác. Trong quá trình học, học sinh nào đạt điểm cao còn được hưởng học bổng. “Nhà trường có 2 cách xét tuyển đối với ngành này: Sinh viên thi một kỳ thi riêng do giảng viên Đức ra đề vào tháng 5 tới và sử dụng điểm thi THPT quốc gia (19 điểm trở lên).

Chọn sai ngành bao hàm chọn sai cả bậc học

Tại chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần thứ 11 năm 2019 tổ chức ở Trường THPT Nguyễn Văn Tăng (Q.Thủ Đức) mới đây, ông Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) cho biết, với những lựa chọn sai về ngành nghề thường bao hàm chọn sai cả bậc học. “Trong thời đại hội nhập 4.0, thị trường lao động rất rộng lớn. Hạn chế của người học là xã hội đã thay đổi mà vẫn còn loay hoay với băn khoăn “học một ngành rồi ra trường làm gì?”. Trên thực tế, với tính đào tạo liên ngành cùng những thay đổi của các ngành nghề truyền thống, học một ngành các em có thể làm được nhiều nghề. Quan trọng là các em phải có năng lực, tư duy, thái độ thật tốt”, ông Tuấn lưu ý.

Đề cập đến bậc học, ông Tuấn cho rằng phần nhiều doanh nghiệp hiện tại không có khái niệm bằng cấp. Điều các doanh nghiệp chú trọng nhất là giá trị nghề nghiệp mà người lao động mang lại trong công việc. “Các em học bậc nào cũng được, không nhất thiết phải là ĐH. Chỉ cần ngành học đó, bậc học đó hợp với bản thân và gia đình”, ông Tuấn chia sẻ.

Bên cạnh những lưu ý về bậc học, ông Tuấn cũng thông tin đến các em học sinh những ngành chủ lực, đang phát triển và cần nguồn nhân lực lớn hiện nay. Theo đó, các ngành về công nghệ kỹ thuật và khoa học sáng tạo đang phát triển mạnh nhất, đặc biệt là công nghệ thông tin. Cùng với đó, các nhóm ngành về tài chính, kinh tế, kỹ thuật xây dựng, dịch vụ, sư phạm, sức khỏe… cũng đòi hỏi nguồn nhu cầu nhân lực lớn.

Giải đáp về những áp lực của kỳ thi THPT quốc gia, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo cho hay, để vượt qua kỳ thi, bí quyết duy nhất là phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt. Trong đó, nền tảng về mặt thể chất và sức khỏe đóng vai trò đặc biệt quan trọng ngoài khối lượng kiến thức. Đừng học ngày học đêm mà cần phải chú ý đến sức khỏe, ăn ngủ điều độ, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế các chất kích thích. Về phương pháp học tập, bà Thảo cho rằng người học nên đi từ các kiến thức nền tảng, gốc rễ rồi mới đi vào kiến thức chuyên sâu. “Chuẩn bị một hành trang thật kỹ về cả sức khỏe, kiến thức là cách tốt nhất để các em bước vào kỳ thi một cách tự tin”, bà Thảo nhắn nhủ.

Đ.Yến

Đối với ngành tài chính ngân hàng, ThS. Nguyễn Đức Trí (Phó ban Tuyển sinh, UEF) thông tin: Khoảng 80% sinh viên UEF có việc làm khi chưa tốt nghiệp. Bởi trong quá trình học ở trường, các em được trung tâm quan hệ doanh nghiệp của trường giúp đỡ, hỗ trợ tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để sắp xếp, bố trí đi thực tập tại những nơi phù hợp. Khi đó, chúng ta sẽ biết được điểm yếu của mình để khắc phục, còn điểm nào mạnh thì phát huy. Bên cạnh đó, trung tâm này còn giới thiệu việc làm cho sinh viên chưa ra trường nhưng có năng lực. “Tại UEF, sinh viên được học hơn 50% kiến thức bằng tiếng Anh (trừ một số ngành đặc thù). Sau khi ra trường, sinh viên vừa có được kiến thức, kinh nghiệm, cộng thêm vốn ngoại ngữ nên khỏi lo thất nghiệp sau khi ra trường”, ThS. Trí thông tin.

H Trinh

Đồng loạt tư vấn tuyển sinh tại nhiều tỉnh

Từ ngày 4-3, chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần thứ 11 năm 2019 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với ĐHQG TP.HCM tổ chức đồng loạt diễn ra tại 4 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh. Cụ thể trong ngày 4-3, tại Bình Dương, chương trình phối hợp với Sở GD-ĐT tỉnh đã tổ chức tư vấn chọn ngành, trường học, thông tin về kỳ thi THPT quốc gia 2019… cho gần 1.500 học sinh của Trường THPT An Mỹ. Còn tại Bình Phước, chương trình có sự phối hợp của Tỉnh đoàn và Sở GD-ĐT tỉnh tổ chức tư vấn ở 13 trường THPT với hơn 10.000 học sinh. Ở tỉnh này, chương trình tư vấn kéo dài đến hết ngày 8-3. Trong khi đó, tại Đồng Nai, chương trình phối hợp cùng Sở GD-ĐT tỉnh tổ chức tư vấn ở 37 trường THPT đến hết ngày 16-3. Theo đó, chương trình giúp gần 30.000 học sinh được tiếp cận các thông tin về ngành học, trường học, phương thức xét tuyển của các trường ĐH cũng như những thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2019.

Tương tự, ở Tây Ninh, chương trình tư vấn kéo dài đến hết ngày 16-3. Tại đây, chương trình phối hợp với Sở GD-ĐT tỉnh tổ chức tư vấn ở 26 điểm trường THPT, hỗ trợ hơn 10.000 học sinh tiếp cận các kiến thức về định hướng ngành nghề, tuyển sinh…

Tại các tỉnh này, chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” ngoài việc hỗ trợ kịp thời cho học sinh THPT những thông tin hữu ích về kỳ thi THPT quốc gia 2019, các lưu ý khi lựa chọn, đăng ký nguyện vọng…, còn trao cho các em những cơ hội để được tìm hiểu kỹ về các ngành nghề đào tạo ở những trường mà mình yêu thích. Bên cạnh đó là những lời khuyên về sức khỏe, về phương pháp học để có thể đạt hiệu quả tốt nhất cho kỳ thi…

Q.Long

Hc sinh Trưng THPT Chơn Thành (huyn Chơn Thành, tnh Bình Phưc) đt câu hi cho ban tư vn. Ảnh: L.Phụng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)