Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm ngày càng ổn định và tốt hơn

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Th trưng B GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, qua 9 năm đi mi t 2015 đến nay, công tác tuyn sinh ĐH, CĐ sư phm ngày càng đi vào n đnh và ngày càng tt hơn. Điu này th hin qua s tăng trưng bn vng, s thun li và hiu qu, công khai minh bch, s thng nht trong đa dng…


Thí sinh đăng ký xét tuyn hc b vào trưng ĐH các năm trưc

Bộ GD-ĐT vừa qua đã có báo cáo, trong đó điểm lại một số nét nổi bật trong công tác tuyển sinh ĐH-CĐ sư phạm sau 9 năm đổi mới, kể từ 2015.

Nhiu thay đi quan trng

Theo báo cáo của bộ, về công tác tổ chức thi, năm 2015 Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH-CĐ; các cơ sở đào tạo xét tuyển căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Thời điểm này, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực để lấy kết quả xét tuyển. Năm 2017 ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức thi đánh giá năng lực. Năm 2018, các trường được tổ chức nhiều đợt tuyển sinh trong năm. Năm 2019, cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức để xét tuyển.

Năm 2020, bổ sung điều kiện tổ chức tuyển sinh riêng; ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức thi đánh giá tư duy. Vào năm 2022, các trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Ngân hàng TP.HCM… tổ chức kỳ thi riêng. Các trường thuộc Bộ Công an tổ chức thi riêng để lấy kết quả kết hợp xét tuyển với điểm thi THPT, điểm học tập bậc THPT. Năm 2024, hình thành nhóm 6 trường (Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Cần Thơ, ĐH Thái Nguyên, Học viện Ngân hàng, Trường ĐH Tài chính – Marketing TP.HCM) tổ chức thi và công nhận kết quả lẫn nhau.

Về khâu đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, năm 2015 ở đợt 1, thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào 1 trường; nếu thay đổi nguyện vọng, các em đến trực tiếp. Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển tại cơ sở đào tạo. Ở đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh không được rút hồ sơ. Năm 2016 có sự điều chỉnh, cụ thể trong đợt 1, thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển vào tối đa 2 trường, mỗi trường không quá 2 ngành. Trong các đợt bổ sung, thí sinh đăng ký xét tuyển tối đa vào 3 trường, mỗi trường không quá 2 ngành. Từ năm 2017, thí sinh đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi; chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng có mức ưu tiên cao nhất.

Bắt đầu từ năm 2021, thí sinh đăng ký xét tuyển bằng phiếu hoặc trực tuyến (nơi có điều kiện) theo quy định của sở GD-ĐT, thời gian đăng ký cùng với đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng tối đa 3 lần. Chính thức từ năm 2022, thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển trực tuyến sau khi thi tốt nghiệp THPT và được điều chỉnh nguyện vọng không giới hạn số lần trong thời gian quy định. Và năm 2023, thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển theo ngành – trường, không cần chọn phương thức xét tuyển.

Tăng trưng bn vng, công khai minh bch…

Nhìn lại 9 năm đổi mới công tác tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm từ 2015 đến nay, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đánh giá, công tác tuyển sinh ngày càng đi vào ổn định và tốt hơn. Điều này thể hiện trước tiên qua sự tăng trưởng bền vững. “Kết quả hoạt động tuyển sinh được đánh giá thông qua chất lượng, số lượng, tỷ lệ tuyển được… Chắc hẳn các trường sẽ buồn nếu số lượng tuyển được ngày càng giảm hoặc không tăng so với tốc độ phát triển của trường. Tính toàn hệ thống cũng như thế, đánh giá qua 9 năm thì 2-3 năm đầu số lượng có đi xuống nhưng cả quá trình cho thấy sự tăng trưởng bền vững” – Thứ trưởng cho hay.

Thứ hai là sự thuận lợi và hiệu quả. “Nhìn lại 9 năm qua, chúng ta có những năm điều chỉnh lớn, có những năm điều chỉnh nhỏ; những điều chỉnh này ngày càng mang lại sự thuận lợi và hiệu quả hơn cho cả thí sinh, cơ sở đào tạo, công tác quản lý Nhà nước các bộ, ngành. Trước năm 2015, thí sinh thi vào 1 trường với 1 nguyện vọng và cơ hội vào nguyện vọng 2 ở ngành mong muốn là rất thấp; hiện nay thì không hạn chế số nguyện vọng vào các ngành, các trường với cơ hội rộng mở” – Thứ trưởng nhận định.

Thứ 3 là sự công khai và minh bạch. Mọi dữ liệu tuyển sinh, từ đề án, phương thức của nhà trường đều công khai, minh bạch với xã hội, người học. Trên cơ sở này cùng với phát huy quyền tự chủ, các trường cũng phát huy tinh thần hợp tác và cạnh tranh. Thời gian qua, các cơ sở giáo dục ĐH hợp tác rất hiệu quả trong công tác tuyển sinh, đặc biệt trong việc hình thành các nhóm xét tuyển chung, lọc ảo, tổ chức thi đánh giá năng lực… Trên cơ sở hợp tác, các cơ sở giáo dục ĐH cũng đồng thời cạnh tranh bình đẳng dựa vào năng lực, chất lượng. Từ đây, nhiều trường ĐH đã mở rộng được quy mô, một số trường tuyển sinh kém hiệu quả cũng đã từng bước cải tiến hoạt động để nâng cao chất lượng.

Tiếp theo, Thứ trưởng cho rằng, chúng ta có một hệ thống thống nhất trong đa dạng. Các trường có phương thức chung và riêng, đa dạng trong sự thống nhất ở quy chế, trong hệ thống phần mềm, ở những kế hoạch chung.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, thời gian qua, công tác tuyển sinh cũng còn một số hạn chế, bất cập. Sự thống nhất trong đa dạng đó vẫn gây bối rối cho nhiều thí sinh. Các em có thuận lợi nhiều nhưng khó khăn nằm ở việc chọn ngành, chọn trường, tìm hiểu kỹ phương thức, ghi nhớ kỹ thời hạn, thủ tục phải làm. “Đa dạng thì tốt nhưng các trường cần làm sao nâng cao sự thống nhất, tăng cường sự thống nhất để thuận tiện hơn cho thí sinh…” – ông Sơn đề nghị.

Vit Ngân

Bình luận (0)