Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Tuyển sinh GDNN: Trông chờ học viên đăng ký sơ cấp!

Tạp Chí Giáo Dục

Liên tiếp nhiu mùa, các cơ s giáo dc ngh nghip (GDNN) kêu khó tuyn sinh, ch s ít trưng tuyn đ ch tiêu. Thc tế mt s cơ s GDNN hàng năm ch trông ch vào ngưi đăng ký hc trình đ sơ cp và đào to nghi 3 tháng. Vy đâu là nguyên nhân?

Ông Lê Duy Tân (Trưng phòng Giáo dc Trung hc, S GD-ĐT TP.HCM) chia s vi hc sinh v đnh hưng phân lung sau THCS trong mt ngày hi hưng nghip

Mt cân đi cơ cu ngành ngh

Tuyển sinh GDNN đã khó, tuyển được người học ở những ngành nghề nặng nhọc, độc hại, năng khiếu lại càng khó hơn. Tình trạng này dẫn đến mất cân đối cơ cấu ngành nghề đào tạo, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TB&XH), học sinh đăng ký học các ngành nghề thuộc nhóm ngành sức khỏe và sư phạm vẫn còn cao (sức khỏe chiếm 35,8%; sư phạm 20,1%). Trong khi một số ngành nghề xã hội cần nhiều lao động qua đào tạo TCCN như nông lâm nghiệp, thủy sản có số học sinh nhập học chỉ trên 5%; nhóm ngành công nghệ kỹ thuật có số học sinh đăng ký tăng lên trong những năm gần đây nhưng cũng không quá 25%.

TS. Nguyễn Thị Hằng (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) đánh giá những năm gần đây, công tác đào tạo nghề trọng điểm, thí điểm đào tạo nghề quốc tế và khu vực theo chương trình chuyển giao của nước ngoài đã được triển khai, tuy nhiên còn chậm và chưa nhiều. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác tuyển sinh GDNN kém hiệu quả.

Cũng theo TS. Nguyễn Thị Hằng, mạng lưới cơ sở GDNN hiện còn nhiều bất cập, phân bổ chưa hợp lý giữa các địa phương, chưa quy hoạch đến từng ngành nghề, quy mô đào tạo của một số cơ sở GDNN còn nhỏ. Đặc biệt là chưa hình thành được những cơ sở GDNN chất lượng cao đạt đẳng cấp quốc tế. Những điều trên cũng làm cho công tác tuyển sinh của hệ thống GDNN không hiệu quả.

Ông Trần Ngọc Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Thủ Đức) cho rằng quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để các trường tiếp cận các xu thế mới, chuẩn quốc tế, mô hình quản lý và giáo dục hiện đại… Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn, đòi hỏi năng lực đào tạo của hệ thống GDNN phải tăng nhanh trong thời gian ngắn với cơ cấu đào tạo phù hợp; trong khi đó việc chuyển đổi, thích ứng của các cơ sở GDNN còn chậm, ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh là điều khó tránh khỏi. Theo ông Trần Ngọc Cường, nguyên nhân tuyển sinh GDNN gặp khó nữa là công tác thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT vào CĐ-TC chưa đạt hiệu quả. Thực tế, số học sinh THCS và THPT vào TC-CĐ chưa quá 10%.

Xây dng đi ngũ, cơ s vt cht tương xng vi xu thế

Đề cập đến chất lượng cũng như số lượng nhà giáo GDNN ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh, PGS.TS Ngô Anh Tuấn (Viện trưởng Viện Sư phạm Kỹ thuật thuộc Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) phân tích: “Các trường sư phạm kỹ thuật hiện nay chỉ mới đào tạo nhà giáo GDNN cho một số ngành nghề, trong khi đó mạng lưới các khoa sư phạm nghề tại các trường CĐ nghề phân bố chưa đồng đều giữa các địa phương”.

“Nguyên nhân tuyn sinh GDNN gp khó là do công tác thc hin phân lung hc sinh sau tt nghip THCS, THPT vào CĐ-TC chưa đt hiu qu. Thc tế, s hc sinh THCS và THPT vào TC-CĐ chưa quá 10%”, ông Trn Ngc Cưng (Hiu trưng Trưng CĐ Kinh tế – K thut Th Đc) cho biết.

Trong khi đó, PGS.TS Cao Văn Sâm (Phó Chủ tịch Hiệp hội GDNN và nghề Công tác xã hội) khẳng định chất lượng nhà giáo GDNN cũng là rào cản trong tuyển sinh. Hiện nay các trường chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GDNN, trình độ tin học và ngoại ngữ còn hạn chế. Theo đánh giá của đại diện các trường Anh quốc thuộc Dự án chuyển giao công cụ quản lý của nước này cho một số trường  Việt Nam giai đoạn 2015-2017, tất cả các trường CĐ-TC nghề ở Việt Nam đều chưa triển khai đồng bộ việc lấy học sinh làm trung tâm trong hoạt động của mình.

Những hạn chế, yếu kém của hệ thống GDNN cũng được Tổng cục GDNN chỉ ra trong Đề án đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, cơ sở vật chất, thiết bị của một số cơ sở GDNN chưa đồng bộ do chưa ban hành đầy đủ bộ danh mục thiết bị tối thiểu cấp trình độ; chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn thiết kế trường nghề theo các trình độ đào tạo và tiêu chuẩn về cơ sở vật chất của từng ngành nghề và trình độ đào tạo. Thiếu nhiều cơ chế, chính sách cho đội ngũ nhà giáo, người học nghề, người tốt nghiệp cũng như các doanh nghiệp tham gia đào tạo. Cụ thể là thiếu danh mục nghề bắt buộc qua đào tạo GDNN hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, mức lương tối thiểu theo cấp trình độ đào tạo và các bậc trình độ kỹ năng nghề quốc gia. Thêm nữa là chưa xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật trong từng ngành nghề và trình độ để làm căn cứ tính đúng, tính đủ trong đào tạo.

Ông Huỳnh Văn Tý (nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH) nhìn nhận: “Chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhiều cơ sở GDNN chưa cao, chưa gắn với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương. Quan hệ giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp còn lỏng lẻo. Học sinh – sinh viên tốt nghiệp yếu về ngoại ngữ và các kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc nhóm. Theo đó, có khoảng 80% người xin vào các vị trí kỹ thuật, chuyên môn và quản lý tại các doanh nghiệp thiếu kỹ năng. Tỷ lệ thất nghiệp của người học nghề còn cao và có xu hướng tăng”.

T.Anh

 

Bình luận (0)