Hôm nay, ngày 10/10, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, là hạn cuối cùng để các trường nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 3.
Thí sinh dự thi đại học năm 2011. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)
Tuy nhiên, đến thời điểm này, rất nhiều trường vẫn thiếu chỉ tiêu trầm trọng, dù đã dùng đến rất nhiều “chiêu bài” để thu hút thí sinh.
Tuyển sinh… khẩn cấp
Vào Cổng thông tin điện tử của trường Đại học Thành Tây, không ít người phải ngạc nhiên vì thông báo tuyển sinh khẩn cấp của trường với tiêu đề “Thông báo khẩn tuyển sinh nguyện vọng 3 năm 2011”. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là thông báo khẩn này lại được trường đăng tải ngay ngày 20/9, ngày đầu tiên bắt đầu xét tuyển nguyện vọng 3 của các trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nghĩa là xét về mặt thời điểm, thông báo này không hề muộn để gấp gáp đến mức phải “thư đề thượng khẩn”.
Tuy nhiên, nếu điểm lại số thí sinh mà trường tuyển được thì động thái này của Đại học Thành Tây cũng không khó hiểu. Được Bộ giao cho trên 1.000 chỉ tiêu nhưng sau cả hai đợt tuyển nguyện vọng 1 và 2, vẫn chưa đến 200 thí sinh chịu đầu quân. Trong đó, nguyện vọng 1 tuyển được 14 em, nguyện vọng 2 được 396 em. Trường đành trông chờ lấp đầy gần 600 chỉ tiêu còn lại ở nguyện vọng 3.
Không chỉ ra thông báo khẩn, lãnh đạo Đại học Thành Tây còn sẵn sàng công khai vi phạm quy chế khi không chờ kết thúc thời hạn xét tuyển mới công bố điểm trúng tuyển như quy định của Bộ mà khẳng định ngay “thí sinh đạt điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đều được gọi nhập học” và kêu gọi thí sinh “hãy nhanh chóng đăng ký vào trường để học”.
Trường cũng không bỏ lỡ cơ hội quảng bá để thu hút thí sinh với các chiêu quen thuộc như cơ hội học liên thông, du học, đội ngũ giảng viên chủ yếu là tiến sĩ, giáo sư, ký túc xá rộng rãi… và không quên khẳng định “sinh viên của nhà trường sẽ được học tập và phục vụ tận tình, chu đáo”. Trường cũng sẵn sàng miễn một tháng học phí (700.000 đồng) cho tân sinh viên.
Vẫn trắng hồ sơ
Kết quả của những “nỗ lực” này là trường Đại học Thành Tây đã chiêu sinh được 186 thí sinh. Tuy nhiên, số thí sinh này chủ yếu tập trung vào các ngành Kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ Sinh học ở hệ đại học và các ngành Kế toán, Tài chính ngân hàng ở hệ cao đẳng. Một số ngành như Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh lác đác vài em đăng ký.
Rất nhiều ngành học rơi vào tình trạng trắng hồ sơ. Các ngành Khoa học máy tính, Công nghệ nhiệt, Lâm nghiệp, Điều dưỡng đều không có thí sinh nào đăng ký. Hai ngành Kế toán và Tài chính – Ngân hàng dù thu hút nhiều sĩ tử ở hệ cao đẳng nhưng ở bậc đại học lại bị “bỏ phiếu trắng”.
Không chỉ trường dân lập, nhiều trường công lập cũng rơi vào tình trạng này. Tại Đại học Thái Nguyên, trường tuyển gần 2.000 chỉ tiêu cho các đại học thành viên nhưng lại chỉ thu về được hơn 100 bộ hồ sơ, trong đó hàng loạt ngành học không được thí sinh nào "nhòm ngó." Đại học Kỹ thuật công nghiệp tuyển 160 chỉ tiêu cho nhóm ngành Kỹ thuật điện tử (gồm Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật điều khiển, Điện tử viễn thông, Máy tính), 180 chỉ tiêu cho nhóm ngành Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp (gồm Sư phạm Kỹ thuật cơ khí, Sư phạm Kỹ thuật điện, Sư phạm Kỹ thuật Công nghệ thông tin) nhưng không thu về được hồ sơ nào.
Tại Đại học Khoa học, hàng loạt ngành học cơ bản như Toán học, Vật lý, Toán – Tin ứng dụng, Văn học, Báo chí cũng không có thí sinh đăng ký. Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, các ngành Khoa học máy tính, Mạng và truyền thông, Kỹ thuật máy tính, Công nghệ điều khiển tự động cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Giải thích về việc tuyển sinh khó khăn, lãnh đạo nhiều trường cho rằng do việc định điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (13 điểm với khối A, D và 14 điểm với khối C, B, thí sinh phải đạt từ điểm sàn trở lên mới được quyền đăng ký xét tuyển – PV) đã làm hạn chế số lượng thí sinh. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, Trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh đại học, cao đẳng 2011 lại cho rằng, Bộ đã tính toán kỹ khi quyết định điểm sàn, theo đó, tỷ lệ thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên gấp 1,5 lần tổng số chỉ tiêu tuyển của các trường.
Được biết, sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2010-2011 khối đại học, cao đẳng. Trước tình trạng “cháy” chỉ tiêu của các trường, vấn đề tuyển sinh có lẽ sẽ lại là một chủ đề nóng của hội nghị lần này./.
Tuyển sinh… khẩn cấp
Vào Cổng thông tin điện tử của trường Đại học Thành Tây, không ít người phải ngạc nhiên vì thông báo tuyển sinh khẩn cấp của trường với tiêu đề “Thông báo khẩn tuyển sinh nguyện vọng 3 năm 2011”. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là thông báo khẩn này lại được trường đăng tải ngay ngày 20/9, ngày đầu tiên bắt đầu xét tuyển nguyện vọng 3 của các trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nghĩa là xét về mặt thời điểm, thông báo này không hề muộn để gấp gáp đến mức phải “thư đề thượng khẩn”.
Tuy nhiên, nếu điểm lại số thí sinh mà trường tuyển được thì động thái này của Đại học Thành Tây cũng không khó hiểu. Được Bộ giao cho trên 1.000 chỉ tiêu nhưng sau cả hai đợt tuyển nguyện vọng 1 và 2, vẫn chưa đến 200 thí sinh chịu đầu quân. Trong đó, nguyện vọng 1 tuyển được 14 em, nguyện vọng 2 được 396 em. Trường đành trông chờ lấp đầy gần 600 chỉ tiêu còn lại ở nguyện vọng 3.
Không chỉ ra thông báo khẩn, lãnh đạo Đại học Thành Tây còn sẵn sàng công khai vi phạm quy chế khi không chờ kết thúc thời hạn xét tuyển mới công bố điểm trúng tuyển như quy định của Bộ mà khẳng định ngay “thí sinh đạt điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đều được gọi nhập học” và kêu gọi thí sinh “hãy nhanh chóng đăng ký vào trường để học”.
Trường cũng không bỏ lỡ cơ hội quảng bá để thu hút thí sinh với các chiêu quen thuộc như cơ hội học liên thông, du học, đội ngũ giảng viên chủ yếu là tiến sĩ, giáo sư, ký túc xá rộng rãi… và không quên khẳng định “sinh viên của nhà trường sẽ được học tập và phục vụ tận tình, chu đáo”. Trường cũng sẵn sàng miễn một tháng học phí (700.000 đồng) cho tân sinh viên.
Vẫn trắng hồ sơ
Kết quả của những “nỗ lực” này là trường Đại học Thành Tây đã chiêu sinh được 186 thí sinh. Tuy nhiên, số thí sinh này chủ yếu tập trung vào các ngành Kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ Sinh học ở hệ đại học và các ngành Kế toán, Tài chính ngân hàng ở hệ cao đẳng. Một số ngành như Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh lác đác vài em đăng ký.
Rất nhiều ngành học rơi vào tình trạng trắng hồ sơ. Các ngành Khoa học máy tính, Công nghệ nhiệt, Lâm nghiệp, Điều dưỡng đều không có thí sinh nào đăng ký. Hai ngành Kế toán và Tài chính – Ngân hàng dù thu hút nhiều sĩ tử ở hệ cao đẳng nhưng ở bậc đại học lại bị “bỏ phiếu trắng”.
Không chỉ trường dân lập, nhiều trường công lập cũng rơi vào tình trạng này. Tại Đại học Thái Nguyên, trường tuyển gần 2.000 chỉ tiêu cho các đại học thành viên nhưng lại chỉ thu về được hơn 100 bộ hồ sơ, trong đó hàng loạt ngành học không được thí sinh nào "nhòm ngó." Đại học Kỹ thuật công nghiệp tuyển 160 chỉ tiêu cho nhóm ngành Kỹ thuật điện tử (gồm Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật điều khiển, Điện tử viễn thông, Máy tính), 180 chỉ tiêu cho nhóm ngành Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp (gồm Sư phạm Kỹ thuật cơ khí, Sư phạm Kỹ thuật điện, Sư phạm Kỹ thuật Công nghệ thông tin) nhưng không thu về được hồ sơ nào.
Tại Đại học Khoa học, hàng loạt ngành học cơ bản như Toán học, Vật lý, Toán – Tin ứng dụng, Văn học, Báo chí cũng không có thí sinh đăng ký. Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, các ngành Khoa học máy tính, Mạng và truyền thông, Kỹ thuật máy tính, Công nghệ điều khiển tự động cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Giải thích về việc tuyển sinh khó khăn, lãnh đạo nhiều trường cho rằng do việc định điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (13 điểm với khối A, D và 14 điểm với khối C, B, thí sinh phải đạt từ điểm sàn trở lên mới được quyền đăng ký xét tuyển – PV) đã làm hạn chế số lượng thí sinh. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, Trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh đại học, cao đẳng 2011 lại cho rằng, Bộ đã tính toán kỹ khi quyết định điểm sàn, theo đó, tỷ lệ thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên gấp 1,5 lần tổng số chỉ tiêu tuyển của các trường.
Được biết, sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2010-2011 khối đại học, cao đẳng. Trước tình trạng “cháy” chỉ tiêu của các trường, vấn đề tuyển sinh có lẽ sẽ lại là một chủ đề nóng của hội nghị lần này./.
Theo Phạm Mai
(Vietnam+)
Bình luận (0)