Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Tuyển sinh lớp 10 công lập 2023: Không nhận diện đúng năng lực, học giỏi vẫn rớt

Tạp Chí Giáo Dục

Ph huynh và hc sinh cn nhn din đúng năng lc hc tp khi đăng ký nguyn vng tuyn sinh vào lp 10 THPT công lp, tránh trưng hp đáng tiếc hc khá, gii vn rt.


Ph huynh và hc sinh cn nhn din đúng năng lc khi đăng ký nguyn vng tuyn sinh vào lp 10 công lp năm 2023

Hc khá, gii vn rt lp 10 công lp

Gần 30 năm làm công tác chủ nhiệm, cô Nguyễn Thị Hòa (giáo viên chủ nhiệm lớp 9/9 Trường THCS Minh Đức, Q.1) kể, thực tế có nhiều trường hợp học sinh trượt kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập rất đáng tiếc, học sinh có học lực giỏi, thậm chí là học sinh giỏi suốt 4 năm THCS vẫn rớt cả 3 nguyện vọng tuyển sinh. Nguyên do là khi đặt nguyện vọng, các em không có sự cân đối về khoảng cách điểm số giữa các nguyện vọng, đăng ký 3 nguyện vọng sát điểm nhau quá dù đã được giáo viên tư vấn, hướng dẫn rất kỹ. Không chỉ học sinh trung bình mà ngay cả học sinh có học lực khá, giỏi cũng chưa có sự cân đối, đặt nguyện vọng vào những trường vượt quá khả năng.

Theo cô Hòa, so với trước kia, phụ huynh đang ngày càng kỳ vọng nhiều hơn vào con mình. Luôn mong con có được môi trường giáo dục tốt nên chọn những trường tốt. Nhiều phụ huynh lại mãi lo công việc, giao phó hết việc chọn nguyện vọng cho con. Điều này gây khó khăn trong công tác tư vấn của giáo viên chủ nhiệm. “Thông thường tâm lý phụ huynh muốn con đậu vào trường tốt, với mức điểm cao. Thế nhưng, khi đăng ký nguyện vọng, phụ huynh cần phải bám sát vào 3 yếu tố trụ cột: Năng lực học tập của con, mong muốn của con và khoảng cách cư trú có thuận tiện để con theo học đường dài suốt 3 năm THPT hay không. Nếu không có sự đối chiếu giữa các nguyện vọng thì có thể sẽ khiến con rớt cả 3 nguyện vọng, thậm chí là học sinh khá, giỏi cũng rớt”, cô Hòa lưu ý.

Đặc biệt, cô Hòa chỉ rõ, khi đăng ký nguyện vọng, phụ huynh cần lưu ý khoảng cách điểm số giữa các nguyện vọng tối thiểu 2 điểm, thậm chí có thể an toàn hơn là 3 điểm. Trong đó, nguyện vọng 1 có thể là nguyện vọng con phấn đấu một chút; nguyện vọng 2 là nguyện vọng đủ khả năng của con; nguyện vọng 3 là nguyện vọng dưới sức của con. “Ở thời điểm giai đoạn nước rút này, các em học sinh cần nhiều hơn sự quan tâm, đồng hành của phụ huynh. Phụ huynh không nên đặt áp lực nhưng cũng không bỏ mặc con khi chọn nguyện vọng trường. Ngoài ra, trong câu chuyện tuyển sinh vào lớp 10 công lập, phụ huynh không nên áp lực lên con mà cần hài hòa giữa mong muốn của con và điều kiện gia đình. Về phía học sinh, các em cần tập trung học, trang bị kiến thức vững vàng cho kỳ thi tuyển sinh. Khi chọn nguyện vọng cần đúng theo năng lực, không đặt nguyện vọng theo bạn bè…”, cô Hòa nhấn mạnh.

Đi mi công tác tư vn, giúp hc sinh nhn din đúng năng lc

Để hỗ trợ phụ huynh và học sinh khối 9 lựa chọn nguyện vọng phù hợp, sát với năng lực học tập nhất, năm học này nhiều trường THCS tại TP.HCM đã có nhiều cách thức sáng tạo, giúp công tác tư vấn cho phụ huynh và học sinh hiệu quả nhất. Đơn cử như Trường THCS Nguyễn Du (Q.1), lần đầu tiên hình thức tư vấn 1:1 được nhà trường áp dụng khi tư vấn cho phụ huynh và học sinh khối 9 đăng ký nguyện vọng, phân luồng. Thầy Nguyễn Công Phúc Khánh (Phó Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ, hàng năm vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập, nhà trường luôn đứng trước áp lực giúp phụ huynh học sinh khối 9 nhận diện được năng lực học tập và chọn lựa môi trường học phù hợp nhất cho con, bởi thực tế phụ huynh luôn kỳ vọng nhiều vào con so với năng lực thật. Hàng năm, ở trường còn tình trạng phụ huynh đăng ký nguyện vọng chưa sát với năng lực học tập của con, đăng ký theo cảm tính, theo mong muốn của ba mẹ hơn là nguyện vọng của con, dẫn đến nhiều em rớt nguyện vọng 1; có những em rớt cả 3 nguyện vọng. “Hình thức tư vấn theo hướng 1:1 sẽ giúp giáo viên, phụ huynh cùng nắm bắt và hiểu rõ hơn về tâm tư nguyện vọng, năng lực của học sinh để hỗ trợ các em chọn hướng học tập phù hợp nhất. Với hình thức này, giáo viên cũng cung cấp, giải đáp cụ thể nhất các thông tin mới về chương trình học ở bậc THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018”, thầy Khánh cho biết.

Trong khi đó, tổ chức khảo sát năng lực và thi thử tuyển sinh vào lớp 10 công lập là cách thức được Trường THCS Lữ Gia (Q.11) triển khai giúp phụ huynh và học sinh khối 9 nhận diện đúng năng lực để đăng ký nguyện vọng hiệu quả. Cụ thể, bài khảo sát năng lực học sinh tổ chức trong học kỳ I giúp phụ huynh và học sinh bước đầu nhận ra năng lực học tập để có định hướng học phù hợp, không chủ quan, lơ là. Hai kỳ thi thử được thiết kế với ma trận, cấu trúc đề và thời gian như một kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Trong đó, kỳ thi thử thứ nhất được tổ chức vào khoảng cuối tháng 4, giúp học sinh nhận định rõ ràng nhất năng lực ở 3 môn thi để đặt nguyện vọng phù hợp; kỳ thi thử thứ hai được tổ chức vào đầu tháng 5 – trước thời điểm chốt nguyện vọng khoảng 1 tuần để phụ huynh và học sinh có sự điều chỉnh, cân nhắc sao cho nguyện vọng được đặt phù hợp nhất với năng lực các em. “Rào cản lớn nhất trong công tác tư vấn phân luồng, hướng nghiệp học sinh khối 9 tại trường đó là phụ huynh luôn kỳ vọng vào năng lực học tập của con. Nhiều phụ huynh không thừa nhận năng lực học tập của con, không mặn mà với các tư vấn của giáo viên chủ nhiệm mà chỉ dựa vào điểm số kết quả học tập trên lớp thông qua các bài kiểm tra. Tuy nhiên, kết quả này không thể giúp học sinh đi “chinh chiến” ở kỳ thi tuyển sinh, do vậy nhiều em trượt oan khi phụ huynh đăng ký các nguyện vọng không sát năng lực con”, cô Nguyễn Thụy Ái (Hiệu trưởng nhà trường) thừa nhận.

Theo cô Ái, khi có những thông số từ các kỳ khảo sát và thi thử, việc tư vấn chọn nguyện vọng cho phụ huynh và học sinh đạt hiệu quả cao. Phụ huynh đã căn cứ vào năng lực học tập của con, lựa chọn trường THPT đúng năng lực chứ không còn “mơ tưởng” vào các bài kiểm tra trên lớp nữa. “Khi đăng ký nguyện vọng, các tiêu chí mà phụ huynh cần phải “nằm lòng” đó là so vào năng lực của học sinh để cân đối với các trường mà bản thân học sinh yêu thích. Trường nào thích nhất, có khả năng phấn đấu nhất cần phải đặt là nguyện vọng 1 để đậu thì có năng lực học, có sự yêu thích và lỡ có trượt cũng không hối tiếc. Ở nguyện vọng 2, cần phải là nguyện vọng vừa sức nhất để các em có cơ hội trúng tuyển cao nhất. Riêng nguyện vọng 3 phải là nguyện vọng dự phòng nhưng cũng không nên dưới sức học của học sinh quá, bởi có thể sẽ khiến các em chán nản khi học tập. Tuy nhiên, trong cả 3 nguyện vọng, phụ huynh cần tính đến yếu tố di chuyển, gần nhà để thuận tiện cho việc học trong suốt 3 năm THPT”, cô Ái phân tích.

Bài, ảnh: Đ Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)