Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tuyển sinh lớp 10 – môn ngữ văn: Không thể học tủ một vài tác phẩm

Tạp Chí Giáo Dục

Thí sinh làm bài thi. Ảnh: P.H

Còn 7 ngày nữa là đến kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2009-2010. Nhằm giúp thí sinh biết được nội dung ôn tập, cũng như cấu trúc đề thi… Giáo Dục TP.HCM đã phỏng vấn thầy Lê Xuân Giang – chuyên viên bộ môn ngữ văn Sở GD-ĐT TP.HCM.
PV: Thầy có thể cho biết vài nét về cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 bộ môn ngữ văn? Có phải nội dung đề thi “gói gọn” trong chương trình lớp 9?
Thầy Lê Xuân Giang: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn gồm có 3 câu, theo hình thức tự luận. Học sinh làm bài trong 120 phút. Câu 1 (2 điểm): gồm 2 câu hỏi nhỏ kiểm tra kiến thức về tác giả, tác phẩm trong chương trình và làm bài tập thực hành tiếng Việt. Câu 2 (3 điểm) nghị luận về các hiện tượng đời sống hoặc các vấn đề tư tưởng, đạo lí (nghị luận xã hội). Đề bài chỉ yêu cầu viết khoảng 1 trang giấy thi. Câu 3 (5 điểm) nghị luận văn học: phân tích, cảm nhận về một đoạn thơ, một bài thơ ngắn, một nhân vật trong tác phẩm truyện kí; chứng minh một nhận định về nhân vật, tác phẩm, tác giả có trong chương trình.
Riêng đề thi tuyển vào các lớp chuyên văn có những điểm khác về mức độ yêu cầu, về thời gian làm bài, số câu và cấu trúc điểm số. Đề bài gồm 2 câu: nghị luận xã hội (8 điểm) và nghị luận văn học (12 điểm). Học sinh làm bài trong thời gian 150 phút.
Nội dung đề thi môn văn chủ yếu nằm trong chương trình ngữ văn lớp 9.
Những phần trọng tâm nào của chương trình học sinh phải nắm vững để làm tốt bài thi?
– Tất cả các bài học, các văn bản được đưa vào chương trình đều có tầm quan trọng ngang nhau, đều là một phần không thể thiếu trong chuẩn kiến thức và kĩ năng mà mỗi học sinh cần phải đạt được để hoàn thành chương trình lớp 9 và THCS nói chung. Do đó, không thể học tủ một vài tác phẩm hay đơn vị kiến thức nào, nghĩa là không có tác phẩm nào, kiến thức nào quan trọng hơn các tác phẩm, các phần kiến thức còn lại. Tuy nhiên, trong chương trình, Bộ GD-ĐT cũng qui định một số tác phẩm là bài tự học, bài đọc thêm. Những bài này không đưa vào chương trình thi.
Nhiều học sinh có trí nhớ rất tốt. Như vậy các em đã có đủ điều kiện để làm một bài văn hay chưa?
 – Dĩ nhiên là chưa đủ. Trí nhớ tốt mới chỉ là một lợi thế trong học tập. Muốn viết bài văn hay người viết không chỉ cần nhớ các tri thức liên quan mà còn phải có khả năng cảm thụ văn chương, có kĩ năng diễn đạt, lập luận, kĩ năng vận dụng kiến thức, có tư tưởng đúng, tình cảm đẹp…
Người ta thường ví von thi tuyển là “chọn cột cờ trong bó đũa”. Có đúng thế không thưa thầy?
Đọc kĩ đề bài, xác định chính xác yêu cầu đề bài cả về nội dung và hình thức là yêu cầu thao tác quan trọng nhất trước khi cầm bút làm bài. Bài làm tốt hay không phụ thuộc trước hết vào thao tác này.
– Câu thành ngữ trên có nghĩa là: phải so sánh lựa chọn để tìm ra một vài người nhỉnh hơn trong số đông những người gần như bằng nhau, ngang tài ngang sức nhau. Cái cột cờ được chọn chẳng cao hơn chiếc đũa bao nhiêu nhưng không còn đối tượng tốt hơn để chọn lựa. Việc thi tuyển cũng có nét nghĩa giống “chọn cột cờ trong bó đũa, các em chỉ hơn kém nhau số điểm ít ỏi cũng có thể học ở những trường khác nhau. Điều ấy là tự nhiên thôi. Thi tuyển mà!
Hiện nay nhiều học sinh viết văn có thói quen không nháp, đọc đề không kĩ… Điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến bài làm?
Nội dung đề thi môn văn chủ yếu nằm trong chương trình ngữ văn lớp 9. Tất cả các bài học được đưa vào chương trình đều có tầm quan trọng ngang nhau, đều là một phần không thể thiếu trong chuẩn kiến thức và kĩ năng mà mỗi học sinh cần phải đạt được để hoàn thành chương trình lớp 9 và THCS nói chung.
– Nháp là viết trước một phần, một nội dung bài làm để bài làm chính thức có đủ ý, dẫn chứng chính xác, lập luận chặt chẽ, câu văn gọn gàng, có hình ảnh… Nháp là sự chuẩn bị cả lập luận và kiến thức cho bài làm, tránh được các lỗi như thiếu tư liệu dẫn chứng, trùng lặp ý, lập luận rối… Như thế, nháp trước khi làm bài chính thức là cần thiết.
Tuy nhiên khi làm bài thi, thời gian không đủ để các em nháp theo kiểu viết trước một phần, một đoạn bài làm. Hãy dành ít nhất 5-7 phút để ghi lại: vấn đề bàn bạc là gì (luận đề), các ý chính là gì (luận điểm), tư liệu dẫn chứng cho từng ý. Đó chính là dàn bài đại cương của bài văn sẽ viết.
Việc đọc đề không kĩ dẫn tới không xác định đúng vấn đề cần bàn luận trong bài; bài làm sẽ lạc đề, xa đề.
Xin cảm ơn thầy!
Phan Ngọc Quang (Thực hiện)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)