Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM: Có “chiến thuật” chọn nguyện vọng phù hợp

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2020-2021, TP.HCM có gn 95.000 hc sinh lp 9, tăng khong 5.000 so vi năm hc 2019-2020. Thc hin đ án “Giáo dc hưng nghip và đnh hưng phân lung hc sinh trong giáo dc ph thông giai đon 2018-2025”, năm nay có gn 29.000 hc sinh sau tt nghip THCS phi r sang hưng hc khác.


Hc sinh lp 9 ti TP.HCM tham gia Ngày hi phân lung hưng nghip do Tp chí Giáo dc TP.HCM t chc mi đây

Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” nêu rõ, đến năm 2020, ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đến năm 2025, con số này là 40%. Trước thách thức trong phân luồng học sinh, theo các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, để tăng cơ hội trúng tuyển vào lớp 10 công lập, học sinh cần xây dựng được kế hoạch học tập bài bản, chiến thuật chọn trường, tính toán kỹ lưỡng các trường sẽ đặt làm nguyện vọng (NV).

Hc sinh tăng, ch tiêu n đnh, chn nguyn vng như thế nào?

So với năm học trước, năm nay số lượng học sinh lớp 9 tăng khoảng 5.000 em. Trong khi đó, theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM, về cơ bản chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của các trường THPT trên địa bàn thành phố trong năm học 2021-2022 là ổn định. Như vậy, sự cạnh tranh của học sinh giữa các NV trường trong kỳ thi tuyển sinh năm nay là tương đối lớn. “Mỗi học sinh sẽ có 3 NV, các NV được xếp theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3. Ở một trường THPT, điểm chuẩn NV2 sẽ cao hơn điểm chuẩn NV1, điểm chuẩn NV3 cao hơn điểm chuẩn NV2 không quá 1 điểm. Song, cũng có trường hợp đặc biệt hệ thống máy tính sẽ cho kết quả NV1 bằng NV2, NV2 bằng NV3 hoặc thậm chí là cả 3 NV bằng nhau. Như vậy, học sinh cần phải thực sự cân nhắc, tính toán kỹ càng trước khi đặt các NV, sắp xếp thứ tự các NV”, ông Nguyễn Nhân Nghĩa (chuyên viên Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết.

Cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) lưu ý khi tính toán đặt thứ tự NV, nếu người học có chiến thuật phù hợp thì sẽ tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường THPT. “Đây là cả một chiến thuật chứ không phải “thích thì đặt”, đặt theo kiểu chọn đại, chọn bừa. Chiến thuật này nếu chỉ căn cứ vào năng lực học tập phù hợp với trường thôi thì chưa đủ mà người học còn phải nghiên cứu, so sánh theo chỉ tiêu tuyển sinh ở từng trường để lựa chọn. Ví dụ, ở trong cùng một top trường có mức điểm chuẩn tương đương nhau thì người học nên căn cứ vào chỉ tiêu của trường để so sánh. Chỉ tiêu trường nào lớn hơn thì cơ hội trúng tuyển sẽ rộng mở hơn”, cô Trang phân tích.

Việc chọn NV trường THPT thiếu cân nhắc không chỉ là nguyên nhân khiến học sinh rớt lớp 10 công lập, theo đại diện nhiều trường THPT, đây còn là nguyên nhân chính khiến học sinh dù đậu cũng không theo kịp chương trình học. “Nghe có vẻ trái khoáy nhưng trên thực tế, cuối mỗi học kỳ hoặc cuối mỗi năm học, nhà trường phải giải quyết nhiều trường hợp học sinh xin chuyển trường với lý do… trường quá xa nhà không thuận lợi trong việc học, hoặc trường không phù hợp với sức học, gây khó khăn cho nhà trường trong công tác quản lý, giảng dạy. Điều đáng nói là đa phần các trường hợp này đều đậu vào trường bằng NV1, tức là đã ít nhiều có sự cân nhắc khi chọn trường làm NV1”, hiệu trưởng một trường THPT tại Q.10 cho hay.

Theo vị hiệu trưởng này, khi đăng ký NV, ngoài năng lực học tập, người học cần phải tính toán đến khả năng theo học tại trường THPT trong suốt 3 năm, hạn chế thấp nhất việc chuyển trường giữa chừng bởi không những gây khó khăn cho các trường THPT mà còn gây khó cho chính người học khi phải hòa nhập lại trong môi trường mới. “Để hạn chế điều này, ngay từ khi lựa chọn NV, các em phải nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ về trường. Mặc dù kỳ thi tuyển sinh lớp 10 có sự cạnh tranh cao song cũng không vì thế mà chọn đại, chọn theo kiểu… để đậu. Hãy chọn làm sao mà khi đậu vào trường các em học tập bằng niềm say mê nhất”, vị hiệu trưởng trên chia sẻ.

Hãy mnh dn rng khác nếu sc hc không phù hp

Một thực trạng tồn tại trong mỗi kỳ thi tuyển sinh lớp 10 được lãnh đạo nhiều trường THCS than thở đó là việc học sinh và phụ huynh “bằng mọi giá” phải đậu vào lớp 10 công lập nên đã chọn các NV trường ở xa, trường có điểm chuẩn thấp mà không cân nhắc đến các yếu tố dài hơi sau này. “Dù đã tư vấn rất kỹ nhưng năm nào nhà trường cũng có trường hợp học sinh chọn trường quá xa so với nơi cư trú, chọn trường có điểm chuẩn thấp không tiệm cận với sức học của các em. Với những trường hợp này, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm sẽ trao đổi kỹ với phụ huynh và học sinh để lựa chọn lại NV dựa theo năng lực của các em. Nếu phụ huynh và học sinh kiên quyết lựa chọn, nhà trường sẽ yêu cầu viết cam kết”, cô Hứa Thị Diễm Trâm (Hiệu trưởng Trường THCS Hà Huy Tập, Q.Bình Thạnh) cho biết.

Không chỉ gặp khó với các trường hợp “bằng mọi giá” phải đậu vào lớp 10 công lập, cô Trâm còn cho biết nhà trường cũng gặp khó trước các trường hợp học sinh có năng lực học tập không phù hợp nhưng vẫn kiên quyết lựa chọn NV vào trường top trên. Trên thực tế, nhiều phụ huynh rất ảo tưởng về sức học của con mình, họ không nhìn thẳng vào năng lực học tập của con mà lại nhìn vào tên trường để chọn NV. Ngoài ra, nhiều phụ huynh có quan điểm cứ cho con thi tuyển sinh lớp 10 – đậu thì học, còn rớt thì… tính sau nên cũng gây thêm áp lực cho học sinh trước kỳ thi.

Theo TS. Nguyễn Đặng An Long (Chánh văn phòng Đảng ủy Sở GD-ĐT TP.HCM), thi tuyển sinh lớp 10 công lập chỉ là một trong những hướng đi, bởi sau tốt nghiệp THCS người học có rất nhiều hướng đi khác để lựa chọn. Cụ thể, học sinh có thể chọn học nghề tại các trường TC, CĐ nghề; chọn học tại các trung tâm GDNN-GDTX, trung tâm GDTX, trường THPT ngoài công lập, hay đi du học… “Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập là kỳ thi mang tính phân hóa, chỉ lựa chọn 70% học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên bậc THPT công lập. Vì thế, nếu sức học không phù hợp, học sinh nên mạnh dạn rẽ sang các hướng đi khác phù hợp hơn. Hiện nay học lớp 10 công lập không phải là con đường duy nhất sau tốt nghiệp THCS”, TS. An Long nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)