Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM: Học sinh được điều chỉnh nguyện vọng một lần

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là thông tin đưc các chuyên gia gi đến hc sinh trong chương trình “Tuyn sinh, hưng nghip hc sinh sau THCS” ln 7 năm hc 2021-2022 din ra ti Trưng THCS Chu Văn An (Q.1) mi đây.


Bà Nguyn Xuân Mai (Phó Trưng phòng Kho thí và Kim đnh cht lưng giáo dc, S GD-ĐT TP.HCM) tư vn cho hc sinh Trưng THCS Chu Văn An

Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Sở GD-ĐT TP.HCM và nhiều trường THPT, trung cấp, cao đẳng trên địa bàn thành phố.

Khi nào thay đi nguyn vng?

Tư vấn cho học sinh, bà Nguyễn Xuân Mai (Phó Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết, trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10, học sinh được thay đổi nguyện vọng 1 lần. Theo đó, sau khi làm hồ sơ tham dự kỳ thi, các em sẽ nộp cho nhà trường. Hết thời gian nhận hồ sơ, nhà trường sẽ khóa sổ và nộp danh sách về Sở GD-ĐT TP.HCM. Lúc này, sở sẽ thống kê số lượng học sinh đăng ký nguyện vọng và cho các em thời gian khoảng 1 tuần để điều chỉnh. Các em chỉ nên thay đổi nguyện vọng khi ngôi trường mình đăng ký vượt chỉ tiêu tuyển sinh. Ví dụ, trong năm 2022, Trường THPT Mạc Đĩnh Chi tuyển sinh 300 học sinh nhưng số lượng đăng ký lại gần 1.000 em. Với số lượng này, nếu các em đăng ký xét tuyển thì tỷ lệ chọi rất cao, cơ hội trúng tuyển thấp. Vì vậy, các em phải tìm hiểu ngôi trường khác để thay đổi nguyện vọng nhằm tăng khả năng trúng tuyển. “Trong thời gian được thay đổi nguyện vọng, học sinh nên cân nhắc thật kỹ. Bởi cơ hội được thay đổi nguyện vọng chỉ xảy ra 1 lần. Qua thời gian này, các em sẽ không còn cơ hội thay đổi nguyện vọng nữa. Và khi có kết quả, các em trúng tuyển nguyện vọng nào thì phải học nguyện vọng đó”, bà Mai lưu ý.


Hc sinh Trưng THCS Chu Văn An đt câu hi cho ban tư vn

Sau khi nghe tư vấn, một học sinh nữ thắc mắc: “Em dựa vào 3 môn học trên lớp là toán, văn và ngoại ngữ để chọn trường được không?”. Trả lời thắc mắc này, bà Mai cho rằng cách chọn trường chính xác nhất là học sinh nên tham khảo ý kiến từ thầy cô giáo chủ nhiệm hoặc bộ môn. Bên cạnh đó, các em cũng có thể dựa vào điểm chuẩn của các trường trong những năm trước (trừ năm 2021 vì chỉ xét tuyển) hoặc nhờ sự hỗ trợ từ những người thân trong gia đình. “Điểm 3 môn toán, văn và ngoại ngữ trong lớp chỉ là một trong những yếu tố để tham khảo, chưa phản ảnh được khả năng trúng tuyển vào ngôi trường mình đăng ký. Do vậy, các em cần tham khảo thêm nhiều kênh thông tin khác để có cách đặt nguyện vọng phù hợp”, bà Mai nói.

Hc chương trình giáo dc ph thông mi có nng không?

Với câu hỏi của một học sinh nam: “Đề thi tuyển sinh lớp 10 có khó như đề thi học sinh giỏi cấp thành phố không?”, bà Mai cho biết, mỗi đề thi đều có sự phân hóa khác nhau. Tuy nhiên, câu hỏi khó giữa 2 đề thi là tương đương nhưng chỉ chiếm từ 0,5 đến 1 điểm. Vì vậy, các em cứ an tâm. “Dù đề thi khó hay dễ thì tất cả học sinh đều làm bài cùng một đề nên điểm thi của các em không chênh lệch nhiều. Trước mắt, các em nên cố gắng ôn tập, chuẩn bị kỹ lưỡng để có kỳ thi như mong đợi”, bà Mai khuyên.

TI SAO HC SINH DÂN TC THIU S ĐƯC CNG ĐIM, CÒN HC SINH GII THÌ KHÔNG?

Trong chương trình tư vấn tại Trường THCS Lý Phong (Q.5), một học sinh nam hỏi: “Tại sao học sinh dân tộc thiểu số thì được cộng điểm ưu tiên, trong khi học sinh giỏi lại không được cộng? Như vậy có xảy ra việc thiếu công bằng không?”. Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Võ Đăng Khoa (chuyên viên Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM) khẳng định, việc cộng điểm ưu tiên cho học sinh dân tộc thiểu số hoặc học sinh có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 là chính sách chung của cả nước, đó là sự quan tâm, sẻ chia với đối tượng này với điểm cộng là 1 điểm. Việc cộng điểm ưu tiên cho học sinh giỏi, hay điểm nghề từ năm 2020 đã không còn áp dụng. Điều này nhằm khẳng định năng lực thật sự của học sinh. Nếu học sinh thật sự giỏi, có năng lực học tập thì việc cộng điểm hay không cộng điểm vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Do đó, các em không nên có sự so sánh với học sinh dân tộc thiểu số, không nên có suy nghĩ việc cộng điểm hay không cộng điểm sẽ gây ra sự thiếu công bằng. Các em nên cố gắng học tập, thi đậu vào lớp 10 THPT để mọi người thấy năng lực thật sự của các em và việc có cộng điểm hay không cộng điểm không quan trọng.

Về điểm chuẩn, ông Khoa cho biết, điểm này do phần mềm tự xử lý, không có bất kỳ sự can thiệp nào để đảm bảo công bằng cho tất cả học sinh. Điểm chuẩn được tính theo chỉ tiêu các trường: Số lượng học sinh đăng ký; điểm thi tuyển sinh. Nếu số lượng học sinh đăng ký nhiều, điểm thi tuyển cao thì điểm chuẩn sẽ tăng. Việc xét tuyển được lấy từ trên xuống dưới cho đến khi đạt chỉ tiêu thì các trường sẽ dừng lại.


Chuyên gia tư v
n cho hc sinh Trưng THCS Lý Phong (Q.5) sau chương trình

Trong chương trình, nhiều học sinh lo lắng: “Với sự đổi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, liệu lượng kiến thức có nặng không?”. Cô Hoàng Thị Minh Nghi (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1) cho hay, khác với những năm trước, từ năm học 2022-2023, học sinh lớp 10 sẽ bắt đầu Chương trình giáo dục phổ thông mới, được xây dựng theo hướng phân hóa và gần với định hướng nghề nghiệp của học sinh nhưng vẫn dựa trên nền tảng kiến thức đã học. “Học sinh không nên quan tâm đến việc kiến thức nặng hay nhẹ mà hãy tìm ra phương pháp học tập tốt nhất để việc học được nhẹ nhàng nhưng luôn đạt kết quả cao”, cô Nghi khuyên.

Về chỉ tiêu của trường, cô Nghi cho biết năm 2022, Trường THPT Lương Thế Vinh tuyển sinh 8 lớp 10 với khoảng 360 học sinh. Theo điểm chuẩn những năm trước, học sinh phải đạt khoảng 7 điểm/môn mới có khả năng trúng tuyển vào trường. “Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nhà trường sẽ có những thay đổi, định hướng riêng bồi dưỡng học sinh phù hợp với xu thế. Bên cạnh đó, nhà trường còn có 18 câu lạc bộ về văn học, toán học, sáng tạo, báo chí truyền thông… giúp học sinh rèn luyện kỹ năng cũng như giải trí trong học tập”, cô Nghi khẳng định.

Bài, ảnh: H Ngc Trinh

Bình luận (0)