Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM năm 2025: Môn toán: Học sinh cần lưu ý những điểm mới

Tạp Chí Giáo Dục

Môn toán trong k thi tuyn sinh vào lp 10 công lp ti TP.HCM năm 2025 s gm 7 câu, gim 1 câu so vi trưc đây. Trong s này có 3 câu là dng toán thc tế

Học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) trong giờ học môn toán

Nhng đim mi đáng chú ý

Cấu trúc đề thi môn toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại TP.HCM năm 2025 giảm 1 câu so với mọi năm, gồm 7 câu. Trong đó, câu 1 và câu 2 là dạng toán cơ bản; từ câu 3 đến câu 6 là dạng toán thực tế; câu 7 là dạng toán hình học tổng hợp.

Ngoài việc thay đổi giảm số lượng 1 câu so với các năm trước, đề thi được bổ sung thêm 1 mạch kiến thức là xác suất thống kê. Việc giảm 1 câu toán thực tế phần nào giảm áp lực cho học sinh; tuy nhiên mạch kiến thức mới về xác suất thống kê lại hơi khó với học sinh. Với mạch kiến thức mới này, các trường học sẽ xây dựng ngân hàng câu hỏi để hỗ trợ học sinh.

Căn cứ theo cấu trúc, ma trận đề thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập môn toán do Sở GD-ĐT TP.HCM công bố, có thể thấy mức độ kiến thức của đề thi năm 2025 như sau: phần kiến thức cơ bản, nhận biết, thông hiểu khoảng 60%; phần vận dụng, vận dụng cao khoảng 40%, trong đó 10% vận dụng cao ở dạng toán thực tế.

Trong phần kiến thức cơ bản, câu 1 và câu 2 dù vẫn là kiến thức cơ bản về vẽ đồ thị hàm số, định lý Viet song năm nay đề thi không còn phương trình hoành độ giao điểm do mạch kiến thức trong chương trình không có, do vậy học sinh sẽ dễ mất điểm ở phần này.

Ba câu toán thực tế trong đề thi sẽ trải dài ở nhiều dạng, là phần luôn khiến học sinh gặp khó. Cụ thể, học sinh thường gặp khó khăn nhất trong khâu đọc và phân tích đề, nhận diện từ khóa, chính vì thế các em khó khăn trong giải quyết yêu cầu của đề. Đề toán thực tế thông thường có nhiều dữ kiện và học sinh khó phân loại được những dữ kiện đó. Vì thế, nhiều học sinh dành rất nhiều thời gian để đào sâu ôn tập ở nội dung này. Nhiều học sinh trong quá trình học và ôn tập đã bỏ rất nhiều thời gian chỉ để giải các bài toán thực tế, thậm chí nhiều em sưu tầm hẳn những bộ đề toán thực tế với cả trăm bài để giải. Điều này rất không hiệu quả. Để đạt hiệu quả thì trong quá trình ôn tập, với các dạng toán thực tế, học sinh nên ôn theo dạng chủ đề, không ôn dàn trải; bám sát cấu trúc, ma trận, đề tham khảo của Sở GD-ĐT TP.HCM; nắm chắc kỹ năng làm bài của các dạng chủ đề này thì các em có thể giải được các bài toán thực tế.

Ngoài ra, khi giải toán thực tế, học sinh cần hết sức lưu ý việc đổi đơn vị, làm tròn số phải chính xác. Bởi việc làm tròn số, đổi đơn vị ảnh hưởng đến kết quả bài làm của học sinh. Có trường hợp các bước làm của học sinh là đúng, tuy nhiên do đổi đơn vị, làm tròn số sai nên dẫn đến bài làm sai. Do vậy, học sinh không nên chủ quan trong việc đổi đơn vị, làm tròn số.

Khi gii toán thc tế, hc sinh cn hết sc lưu ý vic đi đơn v, làm tròn s phi chính xác. Bi vic làm tròn s, đi đơn v nh hưng đến kết qu bài làm ca hc sinh. Có trưng hp các bưc làm ca hc sinh là đúng, tuy nhiên do đi đơn v, làm tròn s sai nên dn đến bài làm sai.

Đối với phần hình học (câu 7), thực tế học sinh lớp 9 rất sợ phần này. Giáo viên sẽ tập trung luyện cho học sinh cách vẽ hình, cách trình bày, giúp các em làm quen với hệ thống bài tập, dạng toán phù hợp với tuyển sinh. Riêng những học sinh muốn làm được thêm “câu c” phần hình học thì cần rèn luyện kỹ kiến thức, tư duy hình học ở lớp 8, nắm vững những kiến thức cơ bản như định lý Ta-let, tính chất phân giác, tỷ số diện tích…

Theo cấu trúc của đề thi môn toán theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, có thể thấy phần hình học không-đánh-mạnh vào phần chứng minh, do vậy học sinh không nên ôn tập trung các dạng toán chứng minh hình học quá nhiều. Đề thi có thể yêu cầu học sinh chứng minh, tính toán, so sánh… Vì vậy, trong quá trình ôn tập, học sinh không cần đào sâu vào những dạng toán chứng minh quá khó, có thể khiến các em đi chệch hướng.

Đối với câu toán hình học thì học sinh cần chú ý trang bị, rèn luyện về kỹ năng tính toán. Ví dụ, yêu cầu về tính diện tích hình quạt thì trong công thức tính diện tích hình quạt học sinh phải nắm cách tính như thế nào; diện tích tam giác đều như thế nào…

Ôn tp cn bám sát đnh hưng ca giáo viên

Trong năm đầu tiên học sinh lớp 9 học và thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cả thầy và trò đều rất lo lắng. Dù ngay từ đầu năm học, Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố cấu trúc đề thi nhưng tâm lý trong kỳ thi đầu tiên vẫn không tránh khỏi những lo lắng.

Đặc biệt, dù kỳ thi theo cấu trúc, ma trận và định dạng kiến thức năng lực theo yêu cầu đặt ra của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, song rất nhiều học sinh vẫn giữ cách học là tập trung ôn luyện các phần kiến thức nâng cao, hy vọng khi vào trong phòng thi, gặp đề thi nhớ, làm.

Tuy nhiên, năm nay với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, những phần kiến thức không nằm trong khung chương trình mà học sinh đưa vào để áp dụng tính toán thì sẽ không được tính điểm, thậm chí là bị trừ điểm. Do đó, trước kỳ thi với nhiều điểm mới như năm nay, phụ huynh và học sinh cần hết sức bình tĩnh. Theo đó, phụ huynh phải hiểu những khác biệt của chương trình mới như thế nào để có sự đồng hành cùng con phù hợp. Cần bám sát những hướng dẫn, tư vấn từ phía giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong quá trình học tập, ôn tập.

Thực tế, có phụ huynh, học sinh không tin tưởng vào những hướng dẫn của giáo viên trong trường mà lại nghe theo những tư vấn, hướng dẫn của giáo viên ở trung tâm học thêm. Trong khi đó, nếu phụ huynh, học sinh không bám sát theo những hướng dẫn từ phía giáo viên tại trường trực tiếp giảng dạy học sinh thì có thể kiến thức khó bám vào cấu trúc, định dạng, ma trận của đề thi tuyển sinh, không phù hợp với yêu cầu và mức độ đặt ra trong đề thi theo chương trình mới.

Trong năm đầu tiên thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, phụ huynh, học sinh cần bình tĩnh. Theo đó, học sinh học nắm chắc kiến thức; tránh học thêm một môn mà nhiều giáo viên dạy, thay vào đó cân nhắc về khả năng của bản thân để việc học thêm đạt hiệu quả, làm sao chủ động biến kiến thức của thầy cô thành kiến thức của mình, chứ không phải là đi học thật nhiều giáo viên mà không nhận biết được rằng thứ mình yếu là gì, nằm ở đâu. Thời điểm này học sinh có thể hệ thống lại kiến thức đã học ở các lớp dưới.

Đng Hu Trí
(T trưng T toán, Trưng THCS Nguyn Du, Q.1)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)