Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tuyển sinh lớp 10 THPT: Môn tiếng Anh: bám sát nội dung chủ điểm bài học

Tạp Chí Giáo Dục

Tiếng Anh luôn là mt môn thi đy thách thc đi vi các hc sinh tham d k thi tuyn sinh lp 10 THPT ti TP.HCM, bi l môn này đưc cho là có tính phân loi cao, đưc đưa ra vi hình thc trc nghim kết hp t lun, đòi hi hc sinh vn kiến thc ngoi ng vng vàng vi k năng nhun nhuyn. Đ thi đt kết qu theo đúng mong mun, hc sinh cn chun b vn kiến thc tht vng chc và bám sát cu trúc đ thi.

Hc sinh Trưng THCS Hoàng Văn Th, Q.10 trong gi hc môn tiếng Anh

1. Nội dung đề thi năm nay không đặt nặng yêu cầu về kiến thức ngữ pháp mà sẽ tăng cường câu hỏi mang tính thực tế bám sát chủ điểm bài học trong sách giáo khoa. Hình thức kiểm tra sẽ được đưa ra dưới nhiều dạng bài tập khác nhau như trắc nghiệm (Multiple Choice), đọc hiểu (Reading comprehension), chọn từ điền vào chỗ trống (Close text), chia dạng đúng của từ (Word Form), sắp xếp câu (Rearrange) và viết lại câu bằng từ cho sẵn (Rewrite). Để làm tốt các dạng bài này, học sinh cần phải có đủ vốn từ vựng cũng như kiến thức ngữ pháp vững chắc. Thêm vào đó, nếu được trau dồi các kỹ năng làm bài thi và thực hành theo dạng đề thi tuyển sinh lớp 10 thì các em sẽ tự tin hơn khi bước vào kỳ thi chính thức.

Cấu trúc đề thi được phân bổ theo hình thức gồm 36 câu hỏi, 24 câu trắc nghiệm và 12 câu tự luận. Trong đó, từ câu 1 đến câu 32 mỗi câu chiếm 0,25 điểm, câu 33 đến câu 36 mỗi câu chiếm 0,5 điểm. Theo đó, phần trắc nghiệm (Multiple Choice) từ câu 1 đến 12 với mục đích kiểm tra kiến thức ngữ pháp và từ vựng, tình huống giao tiếp, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, giới từ… với nội dung gắn liền theo các chủ điểm nội dung bài học trong sách giáo khoa. Riêng nội dung câu 11 và 12 là phần câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức thực tế về các loại biển báo giao thông cũng như biển báo về môi trường. Phần này đòi hỏi học sinh kiến thức từ vựng rộng đi kèm khả năng suy đoán ngữ nghĩa của câu cũng như có sự hiểu biết tổng quát về các loại biển báo. Các em tuyệt đối không bỏ trống câu trả lời mà nên dùng khả năng phân tích, loại suy để có thể đưa ra đáp án chính xác. Tiếp theo là phần đọc hiểu (Reading Comprehension) bao gồm 6 câu hỏi dàn trải ở 2 phần, trong đó từ câu 13 đến 16, học sinh sẽ đọc câu hỏi và chọn đáp án đúng sai (True/ False). Câu 17, 18 sẽ kiểm tra nội dung của toàn bộ bài đọc, ý chính của bài theo hình thức trắc nghiệm. Phần này đòi hỏi học sinh có kỹ năng đọc lướt, chắt lọc được thông tin chính và nắm được bố cục bài viết bao gồm chủ đề, ý chính toàn bài, ý chính từng đoạn. Học sinh cần đọc kỹ từng câu hỏi và nhanh chóng tìm đoạn có chứa thông tin đó, gạch chân từ khóa (key word) để đọc kỹ lại và đưa ra câu trả lời. Đối với các câu chọn đúng sai, học sinh không được viết tắt T/F.

Trong chọn từ điền vào chỗ trống (Close text) từ câu 19 đến 24 cũng được kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm, học sinh cần nắm rõ nội dung bài đọc, xem xét từ đứng trước và sau chỗ trống để chọn ra đáp án chính xác. Muốn làm tốt dạng bài này, học sinh không chỉ nắm được nghĩa của bài đọc mà còn phải hiểu được ý của người ra đề qua việc quan sát chọn lựa giữa bốn đáp án.

2. Phần kiểm tra kiến thức về cách thành lập từ trong tiếng Anh (Word Form) từ câu 25 đến câu 30, đây là phần bài nhằm mục đích kiểm tra tất cả các dạng từ loại như danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, từ trái nghĩa. Để làm tốt dạng bài này, học sinh trước hết cần phải có vốn từ vựng phong phú, xác định từ loại của từ cần tìm; liệu danh từ cần tìm là số ít hay số nhiều, chỉ người hay chỉ vật; động từ trong câu sẽ chia ở thì nào, theo chủ ngữ ngôi nào, số ít hay số nhiều; đáp án cần tìm mang ý nghĩa khẳng định hay phủ định. Cuối cùng, điều học sinh cần cân nhắc hơn cả là việc viết đúng chính tả và thuộc các từ cùng gốc (ví dụ: environment, environmental, environmentally, environmentalist) vì chỉ cần sai một lỗi chính tả các em cũng bị mất điểm.

Đối với hai câu hỏi thuộc phần sắp xếp câu (Rearrange), câu 31 và câu 32 yêu cầu học sinh phải phân tích được những yếu tố ngôn ngữ cho sẵn như các từ hoặc cụm từ để dựng thành câu hoàn chỉnh với đầy đủ ngữ nghĩa và đúng ngữ pháp. Ngoài ra, học sinh cần xác định rõ đề bài yêu cầu sắp xếp loại câu nào, câu trần thuật, câu hỏi, câu tường thuật hay câu cảm thán; thì nào đang được sử dụng, câu ở thể chủ động hay bị động để sắp xếp các cụm từ cho đúng vị trí. Việc sắp xếp trước ra nháp nên được học sinh áp dụng, cụm từ viết hoa trong đề bài sẽ được đưa ra xếp đầu câu và cần lưu ý đếm kỹ lại số lượng các cụm từ sau khi đã xếp thành câu hoàn chỉnh.

Về phần viết lại câu đồng nghĩa (Rewrite) từ câu 33 đến câu 36, học sinh cần nắm chắc các chủ điểm ngữ pháp cùng vốn từ vựng cơ bản để thực hiện các yêu cầu viết lại câu, chuyển dạng câu. Bên cạnh đó, học sinh cần nắm vững các chủ điểm ngữ pháp có trong chương trình học cũng như vốn từ phong phú bao gồm từ đồng nghĩa, trái nghĩa để thay thế từ trong câu đề. Về ngữ pháp, học sinh cần tập trung vào một số chủ điểm chính như các thì trong tiếng Anh, mệnh đề Wish, câu bị động (Passive voice), câu tường thuật (Reported speech), câu điều kiện (If clause), mệnh đề quan hệ (Relative clause), mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả (Adverb clause of result), mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ (Adverb clause of concession). Học sinh cũng cần chú ý về thì của câu (câu viết lại phải cùng thì với câu đã cho), chú ý về ngữ pháp (câu được viết lại phải đúng cấu trúc ngữ pháp) và chú ý về mặt ngữ nghĩa của câu (câu sau khi viết không đổi nghĩa so với câu ban đầu). 

Trên thực tế, những học sinh thành công và đạt điểm tiếng Anh cao trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thường có lộ trình học tập bài bản trước khi bước vào kỳ thi chính thức. Thời điểm này, học sinh lớp 9 đã sắp bước vào kỳ thi học kỳ II và cũng chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ bước vào kỳ thi lớp 10. Đa phần các em gần như hoàn tất chương trình học, được trang bị những kiến thức cơ bản và chuẩn bị bước sang giai đoạn ôn luyện. Khi làm bài thi môn tiếng Anh, bên cạnh việc nắm vững những kiến thức trọng tâm thì việc viết chính xác từng từ, từng câu chữ, đọc kỹ từng dòng, từng đoạn và thật cẩn thận để tránh việc ghi nhầm đáp áp vào phần trả lời (Answers) là những điều vô cùng quan trọng đối với các em học sinh.

3. Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 môn tiếng Anh, học sinh cần phải nắm chắc kiến thức và bám sát nội dung chủ đề trong sách giáo khoa bao gồm các vấn đề thuộc về cá nhân (Personal Information), các vấn đề về học tập và giáo dục (Education), cộng đồng (Community), sức khỏe (Health), vui chơi và giải trí (Recreation), môi trường (Environment) và thế giới quanh ta (The world around us). Đặc thù môn tiếng Anh có thời gian làm bài là 60 phút, học sinh sẽ có đủ thời gian để đọc kỹ từng câu hỏi và nội dung đề trước khi đưa ra đáp án chính xác. Bên cạnh đó, ngoài 4 kỹ năng cơ bản cần nắm vững, nếu học sinh được trang bị thêm kỹ năng mềm như quản lý thời gian, đọc lướt (skimming) hay đọc lấy thông tin cụ thể (scanning) để trả lời câu hỏi bài đọc, kỹ năng loại suy, phán đoán… thì sẽ dễ dàng đạt điểm cao trong môn thi này. Bên cạnh đó, học sinh cần trau dồi vốn từ vựng theo chủ đề, hiểu và vận dụng kiến thức được học  vào thực tiễn.

Đề thi minh họa môn tiếng Anh đòi hỏi học sinh phải đáp ứng được 4 mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp và vận dụng ở mức độ cao. Trong đó, số lượng câu hỏi đa phần dàn trải ở mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp. Số lượng câu hỏi yêu cầu học sinh phải đạt mức độ vận dụng cao chỉ chiếm 10% (1 điểm) trên tổng số điểm bài thi, chủ yếu dành cho các em học sinh có mong muốn và khả năng đạt được điểm 9, 10. Do kiến thức của môn tiếng Anh tương đối rộng, dàn trải nhiều chủ đề gắn liền thực tiễn nên để đảm bảo hiệu quả thì các em nên hệ thống lại những kiến thức trọng tâm cần ôn tập. Theo đó, việc áp dụng sơ đồ tư duy để khoanh vùng những kiến thức cần nắm vững sẽ giúp các em hình dung rõ ràng, rành mạch các nội dung trọng tâm cũng như dạng bài tập cần củng cố. Việc ôn tập cũng cần có lộ trình cụ thể, phân chia thời gian ôn tập phù hợp theo mảng kiến thức để tránh bỏ sót nội dung ôn thi quan trọng. Các em nên tham khảo đề thi minh họa của Sở GD-ĐT những năm gần đây để nắm được cấu trúc đề thi, theo đó tự lập cho mình kế hoạch luyện đề cũng như tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân về kỹ năng làm bài, kỹ năng phân bổ thời gian hợp lý cho từng dạng bài. Việc luyện đề cần được tăng dần theo mức độ từ vừa đến khó để tự đánh giá khả năng, kinh nghiệm, sự tiến bộ của bản thân.

Vũ Huyn Trang
(giáo viên tiếng Anh Trưng THCS
Hoàng Văn Th
, Q.10, TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)