Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Tuyển sinh nghề năm 2008: Nhiều ngổn ngang

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Công nghệ ôtô - một nghề hot hiện nay (ảnh chụp tại Hội thi tay nghề QG 2008).Năm học mới đã bắt đầu cận kề. Rục rịch hoàn thành mùa tuyển sinh, các trường dạy nghề đang đối mặt với việc thiếu cân bằng tuyển sinh đầu vào và trở ngại trong áp dụng khung chương trình đào tạo mới.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Nghề “nóng”, nghề “nguội”!

Qua tìm hiểu, những ngành nghề đang được thí sinh (TS) “ào ạt” nộp hồ sơ (HS) là kế toán DN (KTDN), điện tử công nghiệp, công nghệ ôtô… Ngược lại, “vắng bóng” TS là các nghề cấp thoát nước (CTN), cắt gọt kim loại (CGKL), xúc ủi… Nguyên nhân sự mất cân đối này quả là muôn hình vạn trạng.

Trường CĐ Nghề cơ điện Hà Nội có hơn 1.000 chỉ tiêu thì số HS đăng ký KTDN chiếm 1/3. Hiệu trưởng Trần Văn Đông lý giải: “Điều này dễ hiểu, bởi thị trường LĐ lớn, nhu cầu DN cao nên không lo đầu ra. Riêng KTDN thì nhiều em cho rằng nghề này nhẹ nhàng, DN nào cũng cần đến, lượng HS ngày càng tăng”.

Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch đào tạo (ĐT) của trường vì phải huy động thêm  nguồn GV. Việc đầu tư thêm trang thiết bị cũng là vấn đề “đau đầu” khi nhà trường chưa thể đáp ứng hết việc thực hành cho học sinh.

Nhu cầu DN là một nhẽ, vấn đề mấu chốt là sự thiếu định hướng của không ít TS. Nhiều TS khi được hỏi tại sao lựa chọn ngành trên đều trả lời… ngây ngô rằng vì “thích”, hoặc “không biết” mà chưa lượng sức về kỹ năng, sức khỏe thích ứng nghề. Điều này diễn ra tương tự tại Trường CĐ Nghề cơ giới cơ khí XD số 1 (Vĩnh Phúc) khi có đến 60% HS đăng ký các nghề “nóng” trên. Trong khi đó, nghề CTN năm học qua chỉ có 25 học sinh (ghép từ điện nước và điện dân dụng).

Ông Đỗ Việt Dũng – chuyên viên phòng ĐT – cho hay: “Nhiều TS không hề biết rằng thị trường LĐ về CTN, hàn, cơ khí… đều khá lớn khi nhiều DN cần mà trường không thể đáp ứng đủ”.

Việc mất cân đối đầu vào cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi yếu tố… địa lý. Trong khi các trường kể trên “khát” HS CGKL, hàn thì Trường CĐ Nghề KT công nghệ (Sóc Sơn – Hà Nội) lại thu hút nhiều HS, bởi một lẽ tại đây tập trung nhiều DN cần đến thợ CGKL, thợ hàn. Với Trường CĐ nghề TPHCM, các nghề chế biến rau quả, chế biến thực phẩm, cơ điện… có lượng TS đăng ký ổn định bởi thị trường LĐ cho các ngành nghề tại địa bàn này ít biến động, đáp ứng đầu ra nhất định cho DN.

Trăn trở khung chương trình đào tạo mới

Để giảm tải việc mất cân đối trên, hầu hết các trường chú trọng việc định hướng cho TS khi nộp HS, bởi việc lựa chọn nghề của TS đều khá bột phát và chưa định hướng rõ. Trường CĐ Nghề cơ điện HN dành khá nhiều thời gian để trao đổi và tư vấn ngành nghề  cho TS, thậm chí với TS nộp xong HS, nhà trường vẫn gia hạn thêm hai ngày để đăng ký lại sau khi được tư vấn. Trường CĐ Nghề cơ giới cơ khí xây dựng số 1 có hẳn Ban Tư vấn nghề, gợi mở nhu cầu của DN để các TS yên tâm với vấn đề đầu ra.

Bên cạnh việc định hướng, các trường cũng đang “tất bật” chuẩn bị chương trình khung nghề mới (áp dụng hình thức giảng dạy theo module) của Tổng cục Dạy nghề. Đòi hỏi GV khả năng toàn diện về lý thuyết lẫn thực hành nên không ít trường tỏ ra quan ngại về chất lượng GV. Nhiều GV còn khá bỡ ngỡ khi đã quá quen với cách giảng dạy tích hợp truyền thống. Trong khi đó, thiết bị dạy học chưa đồng bộ, chưa hiện đại, không thể đáp ứng yêu cầu của chương trình khung này.

Một số trường đã chủ động tập huấn cho GV trong thời gian nghỉ hè, hoặc mời các chuyên gia nước ngoài ĐT các lớp ngắn hạn cho GV. Việc thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về phương pháp dạy học mới, chủ trương đầu tư thiết bị đồng bộ luôn là vấn đề mà các trường nghề quan tâm và đề xuất trong mùa tuyển sinh này.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

(laodong.com.vn)

Bình luận (0)