Năm nay trường ĐH Đà Lạt xét NV3 cho 30 ngành với 1.454 chỉ tiêu, nhưng đến nay các ngành chỉ chưa tới 10 thí sinh đến đăng ký. Đơn cử, ngành Vật Lý chỉ tiêu 73 nhưng chỉ có 1 hồ sơ; Công nghệ KT Điện tử – Truyền thông chỉ tiêu 112 nhưng cũng chỉ có 1 thí sinh và hàng loạt ngành có từ 3 đến 8 hồ sơ thí sinh nộp hồ sơ.
Đặc biệt có 8 ngành là trắng hồ sơ như: Đông phương Học, Quốc tế học, Công tác Xã hội, Văn hóa, Xã hội học,Công Nghệ sau thu hoạch, Môi trường.
Đại học Yersin Đà Lạt năm nay xét NV3 với 8 ngành,chỉ tiêu 610, chỉ nhận chưa tới 80 hồ sơ. Riêng ngành Công Nghệ Thông Tin (CNTT) mới nhận được 4 hồ sơ, Công nghệ sinh học 2 hồ sơ.
Trao đổi với PV Ông Phan Nam – trưởng phòng đào tạo cho biết, nếu từ đây đến hết ngày nhận hồ sơ xét NV3 mà thí sinh đến đăng ký không nhiều thì chúng tôi đành ngậm ngùi đóng cửa 3 ngành (Tin học,Công nghệ sinh học,Du Lịch), Ông Nam than thở riêng ngành Du lịch là thế mạnh của trường nhưng 2 năm nhà trường không tuyển được.
Thí sinh bây giờ không đăng ký học hệ ĐH ngành du lịch vì thời gian quá dài, nhiều em chọn học trung cấp nhanh hơn và ra trường sớm hơn để tìm việc làm rồi có cơ hội thì sau này học lên cao hơn.
Lác đác một vài thí sinh nộp hồ sơ xét NV3 tại trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai |
Khó khăn nhất đến thời điểm này là trường ĐH Huế, các trường thành viên của ĐH này luôn trong tình trạng không có thí sinh, trường này ngày nào cũng công bố thông tin lên (Wb), nhưng chỉ trường ĐH Y Khoa thì khả dĩ hơn một chút còn các trường như ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Khoa Học, ĐH Nông Lâm, thì thí sinh đến nộp hồ sơ chỉ từ 2 – 7 hồ sơ, chỉ tiêu các trường này xét NV3 rất nhiều.
Còn các chương trình liên kết với ĐH An Giang, Phú Yên không có một hồ sơ nào. Ông Hoàng Hữu Hòa trưởng ban khảo thí của ĐH Huế cho biết, năm nay sẽ có nhiều ngành mà ĐH Huế sẽ tuyển không đủ chỉ tiêu, khi kết thúc xét tuyển NV3 thì Hội đồng TS của trường sẽ hộp và có bản tổng kết những ngành mà 5 năm trở lại không tuyển được thì sẽ đóng cửa, chứ chưa bao giờ mà mùa tuyển sinh năm nay lại khó khăn như thế.
ĐH Nha Trang cũng nằm trong tình cảnh vắng bóng thí sinh, nhiều ngành là thế mạnh của trường tìm mỏi mòn con mắt cũng không có thí sinh. ĐH Đà Nẵng cũng chỉ nhận được 20 hồ sơ.
Năm nay là năm đầu tiên ĐH Ngân Hàng TP.HCM Xét NV3. Ông Ngô Hường Hiệu trường cho biết “ năm nay là năm trường xét tuyển NV3,thật sự là chúng tôi khá bất ngờ nhưng cũng đành ngậm ngùi”.
Ông cũng cho biết thêm để mở rộng nguồn tuyển NV3 đối với ngành hệ thống thông tin quản lý, chúng tôi đã gỡ bỏ giới hạn chỉ tuyển “thí sinh dự thi Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM và từ các ngành công nghệ thông tin, điện – điện tử, hệ thống thông tin quản lý các trường khác”, tuyển tất cả thí sinh dự thi khối A nhưng đến thời điểm này cũng chỉ có 10 hồ sơ chỉ tiêu 65.
Tương tự Trường ĐH Đồng Tháp mới chỉ có khoảng 60 hồ sơ, Trường ĐH An Giang cũng chỉ lèo tèo vài hồ sơ. Trường ĐH Văn hóa TP.HCM xét 342 chỉ tiêu bậc ĐH nhưng mới chỉ có 33 hồ sơ. Riêng Ngành Văn Hóa thiểu số Việt Nam là “trắng” hồ sơ. Năm 2010 ngành cũng đành ngậm ngùi đóng cửa.
Còn ở khối trường ngoài công lập, tình hình cũng chẳng khả quan gì. Trường ĐH Hùng Vương xét tuyển 900 chỉ tiêu nhưng mới chỉ có 205 hồ sơ, Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ có khoảng 300 hồ sơ dù chỉ tiêu lên đến gần 1.000, Trường ĐH Văn Hiến có 700 chỉ tiêu ĐH nhưng mới chỉ có 86 hồ sơ. ĐH Công Nghệ Sài Gòn chỉ nhận hơn 100 hồ sơ.
GS.TS Đào Văn Lượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn – cho biết so với năm 2010, lượng hồ sơ xét tuyển NV3 ít hơn hẳn. Hồ sơ tập trung vào nhóm ngành kinh tế, trong khi ngành điện – điện tử, điện tử viễn thông mới chỉ có 3 hồ sơ, Cơ khí 1 hồ sơ.
ĐH Văn Hiến TP.HCM cũng nằm trong tình trạng tìm không ra thí sinh. Nhiều ngành trắng hồ sơ, năm 2010 trường này cũng đóng cửa 3 ngành. Những ngành xã hội cũng giống đẹp khúc như năm trước là đóng cữa.
Nguồn tuyển cạn kiệt
TS Nguyễn Văn Đệ – hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp – cho biết, trường không hi vọng nhiều vào NV3, tuyển được thí sinh nào hay thí sinh đó bởi nguồn tuyển hầu như không còn.
Ông Đệ cho rằng, NV3 sẽ có nhiều ngành đành phải đóng cửa.
Tương tự, ông Hoàng Xuân Quảng – phó hiệu trưởng Trường ĐH An Giang – khó mà tuyển được NV3, nhưng chúng tôi phải theo thôi, chứ không theo thì lấy đâu mà có sinh viên để dạy, còn ở hệ CĐ thì khả quan hơn.
Ông Quảng cho biết thêm, thí sinh bây giờ không mặn mà với các trường ở địa phương vì cho rằng học ở địa phương ít được cọ sát, ra trường thì khó tìm việc làm.
Bình luận (0)