Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tuyển sinh vào lớp 10 tại TP.HCM: Phải thay đổi công tác tư vấn cho giáo viên chủ nhiệm

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình GDPT 2018 bc THPT vi mc tiêu đnh hưng ngh nghip đã đt ra cho công tác tư vn tuyn sinh lp 10 ca giáo viên ch nhim (GVCN) lp 9 nhng thách thc mi.


Ông Võ Thin Cang – Trưng phòng Kho thí và Kim đnh cht lưng giáo dc, S GD-ĐT TP.HCM tr li nhng vn đ thay đi trong công tác tư vn tuyn sinh vào lp 10 năm 2023

Ông Võ Thiện Cang – Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM thông tin, năm học 2022-2023, TP.HCM có 109.617 học sinh lớp 9. Để thực hiện hiệu quả công tác tư vấn tuyển sinh, phân luồng sau THCS, đáp ứng mục tiêu Chương trình GDPT 2018 bậc THPT, công tác tư vấn cũng như vai trò của GVCN khối 9 phải khác đi, thay đổi.

Hc sinh Tân Phú, đưc tư vn nguyn vng v… Bình Chánh

+ PV: Ông đánh giá thế nào v công tác tư vn phân lung hc sinh sau THCS ti TP.HCM trong thi gian qua?

– Ông Võ Thiện Cang: Nhìn chung, công tác tư vấn phân luồng học sinh sau THCS thời gian qua tại TP.HCM được các địa phương triển khai rất tốt. Trong đó có sự tham gia vào cuộc của các trường THCS, THPT, hệ thống giáo dục nghề nghiệp…, đã giúp phụ huynh, học sinh khối 9 nhìn nhận ra đúng năng lực học tập, lựa chọn các hướng đi phù hợp. Qua đó, giúp TP.HCM thực hiện có hiệu quả đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” của Thủ tướng Chính phủ.

Mặc dù vậy, thẳng thắn mà nói vẫn còn một số quận, huyện, đặc biệt là các địa phương vùng ven – công tác tư vấn – vẫn chưa thực sự tốt. Còn tình trạng GVCN khối 9 tư vấn cho học sinh các nguyện vọng chưa phù hợp. Nhiều GVCN tư vấn các nguyện vọng quá xa địa chỉ cư trú của học sinh, không phù hợp với khả năng theo học lâu dài của các em, dẫn đến tình trạng học sinh dù trúng tuyển vào các trường THPT công lập nhưng bỏ, không theo học. Học sinh ở Tân Phú nhưng lại được tư vấn về học tận Bình Chánh…

Ngay trong đợt tuyển sinh lớp 10 vừa rồi, một trường THPT tại huyện Bình Chánh có tới 30% học sinh trúng tuyển vào lớp 10 nhưng bỏ, không đăng ký nhập học, khiến nhà trường bị động trong công tác giáo dục cũng như lãng phí nguồn lực cơ sở vật chất, đội ngũ, chưa kể mất nhiều cơ hội học tập của các học sinh khác.

+ Theo ông vì sao vn tn ti nhng trưng hp tư vn như nêu trên, trong khi TP.HCM nhiu năm nay luôn quán trit nhng hn chế này?

– Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả khách quan và chủ quan như: Từ chỉ tiêu trong tuyển sinh mà các địa phương đặt ra (ví dụ 100% học sinh trường A, trường B đậu vào trường THPT công lập); từ tư tưởng nặng về trường công lập của chính GVCN… Những nguyên nhân này đã khiến GVCN tư vấn cho học sinh, gia đình lựa chọn các nguyện vọng trường THPT có điểm chuẩn thấp ở những khu vực xa, khu vực vùng ven để dễ dàng trúng tuyển. Bên cạnh đó, hạn chế này còn đến từ chính tư tưởng của một bộ phận phụ huynh, học sinh khối 9 khi vẫn quan điểm bằng mọi giá phải đậu vào trường THPT công lập, do vậy dù biết trường THPT đó xa, không phù hợp nhưng vẫn đăng ký làm nguyện vọng.

Công tác tư vn phi thay đi

+ Đ thc hin hiu qu mc tiêu Chương trình GDPT 2018 đang đưc trin khai bc THPT xác đnh giai đon THPT là giai đon đnh hưng ngh nghip, đng thi khc phc đưc nhng hn chế nêu trên thì theo ông vai trò ca công tác tư vn tuyn sinh ti bc THCS hin nay phi như thế nào?

– Tôi khẳng định, công tác tư vấn cho học sinh khối 9 ở bậc THCS hiện nay phải thay đổi, phải khác đi bởi việc lựa chọn môn học của học sinh đầu năm lớp 10 sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của các em sau này chứ không phải đợi đến tận năm lớp 12 như trước kia.

Nếu như trước đây việc tư vấn học sinh khối 9 lựa chọn nguyện vọng trường THPT đa phần được GVCN căn cứ dựa vào điểm số của học sinh, điểm chuẩn của trường THPT thì hiện nay, các yếu tố này chỉ là một phần. Quan trọng hơn cả là GVCN phải giúp gợi mở, định hướng được thiên hướng, tố chất của học sinh để giúp các em hiểu và biết mình có thế mạnh ở các môn học nào, liên quan đến ngành nghề gì, từ đó lựa chọn được nguyện vọng trường THPT phù hợp có tổ chức giảng dạy nhóm môn học đó…


S có nhiu đim mi trong công tác tư vn tuyn sinh 10 cho hc sinh khi 9 năm hc 2022-2023

Như vậy, điều này đặt ra những thách thức mới cho GVCN khối 9. Đòi hỏi thầy cô phải nắm, hiểu về Chương trình GDPT 2018 bậc THPT, phải “bám” lớp, gần học sinh để nắm được tính cách các em, đánh giá được những năng lực của các em thông qua các tiêu chí khác ngoài điểm số; phải có kỹ năng tư vấn tâm lý cho phụ huynh, học sinh cuối cấp phù hợp với bối cảnh thực hiện Chương trình GDPT 2018 cũng như định hướng nghề nghiệp.

Đặc biệt, GVCN sẽ có vai trò cực kỳ quan trọng giúp hỗ trợ thay đổi tư duy, quan điểm của phụ huynh học sinh khi lựa chọn các hướng học tập phù hợp với năng lực học sinh theo định hướng nghề nghiệp. Làm sao giúp phụ huynh, học sinh thay đổi được tư tưởng “trường THPT công lập là nhất”, tư tưởng “đậu vào trường công trước đã, việc chọn nhóm môn học, định hướng nghề nghiệp tính sau”… Muốn vậy, công tác tư vấn phải lâu dài, mưa dầm thấm lâu chứ không thể nào một sớm một chiều…

Các trưng THPT phi vào cuc

+ Trưc nhng thách thc mi này ca công tác tư vn hc sinh khi 9, S GD-ĐT TP.HCM s có nhng h tr nào giúp công tác tư vn tuyn sinh, phân lung sau THCS đt hiu qu?

– Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng tư vấn cho 2.719 GVCN lớp 9 toàn thành phố trong công tác tư vấn tuyển sinh lớp 10, giúp thầy cô nhận dạng những thách thức trong công tác tư vấn khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT, trang bị cho thầy cô các kỹ năng hóa giải những thách thức đó. Đây được xem là giai đoạn 1 trong công tác hỗ trợ tư vấn tuyển sinh sau THCS.

Ở giai đoạn 2, được triển khai từ tháng 1 đến tháng 5-2023. Sở GD-ĐT yêu cầu các trường THPT phải cùng vào cuộc để giới thiệu, thông tin đến học sinh, phụ huynh khối 9 (ít nhất là trong cùng một quận, huyện và một số quận, huyện lân cận) biết cách thức triển khai Chương trình GDPT 2018 ở đơn vị mình. Trong giai đoạn này, với sự tham gia của chuyên gia tư vấn sẽ giúp học sinh khối 9 lựa chọn được nguyện vọng trường theo đúng năng lực học tập, khoảng cách địa lý thông qua bản đồ GIS về giáo dục. Điều đặc biệt là tất cả các chuyên gia trong ban tư vấn đều được Sở GD-ĐT tập huấn về nghiệp vụ tư vấn, giúp tư vấn đúng và trúng, giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc của học sinh.

+ Xin cm ơn ông!

Đ Yến Hoa (thực hiện)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)