Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Tuyển SinhLớp 10 ở HàNội: Cố gắng chỉ hạ điểm một lần

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 7.6, Sở GDĐT Hà Nội tổ chức hội nghị tuyển sinh lớp 10 năm học 2011 – 2012. Một số băn khoăn của các trường THPT đã được nêu trong buổi họp này.
Những lo lắng của một số trường
Một vấn đề mà nhiều trường THPT, đặc biệt là các trường “nhóm dưới” và các trường ngoài công lập, khá bức xúc là việc hạ điểm trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh. Ông Tô Minh Tiếp – Hiệu trưởng Trường THPT Hồ Tùng Mậu – đề nghị lãnh đạo sở chỉ nên để các trường công lập hạ điểm chuẩn một lần trong đợt tuyển sinh, để không có tình trạng học sinh (HS) rút hồ sơ ở trường này chuyển sang trường khác sau mỗi đợt hạ điểm, hay các trường phải chờ đợi HS nhập học.

Nhiều trường THPT còn băn khoăn về việc tuyển sinh lớp 10

 Tuy nhiên, đây cũng là điều băn khoăn của lãnh đạo trường “top” Hà Nội – Amsterdam. Do trường này thường công bố điểm trúng tuyển muộn hơn các trường chuyên thuộc các trường đại học nên vẫn có những HS biết trúng tuyển vào các trường đó trước khi biết trúng tuyển vào trường Ams, thường chọn học luôn các trường kia cho “chắc chân”, nên dù không muốn, trường vẫn phải hạ điểm để tuyển bổ sung.
Ông Nguyễn Văn Thọ – Trưởng phòng Quản lý thi, Sở GDĐT Hà Nội – lý giải: Trên địa bàn Hà Nội có nhiều lớp chuyên, trường chuyên thuộc các trường đại học. Hiện nay các trường của Hà Nội chưa đủ mạnh để khiến HS đã thi đỗ chuyên rồi thì không chuyển đi nữa, nên dẫn đến tình trạng thiếu HS.
Hầu hết những trường chuyên thiếu chỉ tiêu do HS đỗ vào trường này lại đồng thời đỗ cả trường chuyên khác có chất lượng tốt hơn. Vì vậy khi tuyển vẫn thiếu thì phải hạ điểm cho HS vào đủ chỉ tiêu.
Ông Thọ khẳng định: “Năm vừa rồi phải hạ điểm một lần và cũng chỉ muốn hạ một lần. Nhưng để có chỗ học tốt nhất cho con em Hà Nội thì vẫn phải làm những việc không mong muốn. Đề nghị các trường khi HS muốn rút hồ sơ thì phải tạo điều kiện cho các em. Sở sẽ cố gắng làm khoa học, chính xác hơn, nếu phải tuyển bổ sung cố gắng chỉ làm một lần”.
Trước ý kiến cho rằng tổ chức thi vào lớp 10 nói chung và vào lớp 10 chuyên nói riêng muộn hơn so với thời điểm các trường chuyên, lớp chuyên đại học, ông Thọ nêu lý do là các trường đại học không phải tổ chức thi tốt nghiệp nên mới có thể thi sớm. Còn về phía Sở GDĐT, đến ngày 18.6 mới chấm thi tốt nghiệp THPT xong, nên muốn tổ chức thi lớp 10 sớm cũng không được. Ông Thọ cũng cho biết sở đang đề nghị với thành phố yêu cầu các trường đại học có trường chuyên, lớp chuyên có thể tổ chức thi tuyển sớm, nhưng công bố điểm trúng tuyển cùng lúc với các trường THPT khác. Khi đó, HS có cơ hội như nhau về mặt thời gian và sẽ rõ hơn được sức hút của mỗi trường.
Trường “nhóm dưới” lo tuyển thiếu chỉ tiêu
Ông Bùi Như Hải – Hiệu trường Trường THPT Hợp Thanh – nêu băn khoăn là năm trước trường được giao 540 chỉ tiêu, nhưng chỉ có 400 HS đăng ký dự tuyển, trong đó có 300 HS thuộc NV1, còn lại là NV2. Người dân trong khu vực đã có ý kiến là xét hết các HS đã đăng ký dự tuyển vào trường. Năm nay trường cũng được giao 540 chỉ tiêu và mới chỉ có 520 hồ sơ đăng ký dự tuyển. Nếu xét hết số này vào thì trường sợ là kết quả của một số HS sẽ rất thấp, nên dự định lấy 400 NV1, còn lại là NV2.
Trước ý kiến này, ông Nguyễn Văn Thọ khẳng định, trong các kỳ thi có nhiều HS không đạt điểm yêu cầu tối thiểu (bị điểm liệt 2 môn văn, toán) sẽ không được tuyển, nên không phải HS cứ đi thi là được vào học dù trường không tuyển đủ chỉ tiêu. Một số hiệu trưởng cũng không muốn chất lượng đầu vào của trường quá thấp. Tuy nhiên, sở sẽ nghiên cứu thêm để phục vụ tối đa nhu cầu của nhân dân.
Ông Đoàn Hoài Vĩnh – Phó GĐ Sở GDĐT Hà Nội – cũng cho rằng, tuyển sinh lớp 10 thực hiện theo 12 khu vực, trong đó có một số khu vực được nhận HS tràn tuyến vì trong khu vực không đủ HS. Những trường thuộc các khu vực này sẽ phải ngồi lại với nhau để tính toán trường nào được nhận HS có điểm cao hơn.
Theo Chi Mai
(laodong.vn) 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)