Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tuyên truyền tội phạm mua bán người: Nên đưa vào chương trình giáo dục chính khóa

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đoàn đi biu Quc hi TP.HCM va t chc ly ý kiến cho d án Lut Phòng, chng mua bán ngưi (sa đi). Ông Hà Phưc Thng – Phó Trưng đoàn chuyên trách Đoàn đi biu Quc hi TP.HCM – cho biết, k hp th 7 d kiến khai mc vào 20-5-2024, chương trình lp pháp s thông qua 9 lut và cho ý kiến 12 lut, trong đó có d án Lut Phòng, chng mua bán ngưi (sa đi). Lut Phòng chng mua bán ngưi đưc Quc hi thông qua năm 2011 và có hiu lc t 1-1-2012. Lut cn phi điu chnh, b sung, sa đi cho phù hp vi giai đon hin nay…


Các đi biu góp ý cho d án Lut Phòng, chng mua bán ngưi (sa đi)

Góp ý cho dự án luật, luật sư Trương Thị Hòa – Đoàn Luật sư TP.HCM – cho rằng, Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng tinh vi, đa dạng, xuyên quốc gia của loại tội phạm này, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) cần thiết ban hành để tương thích với luật pháp quốc tế.

“Mua bán người là loại tội phạm nguy hiểm. Khái niệm hành vi mua bán người cần được làm rõ. Tội phạm mua bán người là xuyên quốc gia, không dừng lại ở phụ nữ, trẻ em mà còn mua bán cả nam giới…”, bà Hòa đơn cử.

Theo bà Hòa, có nhiều bất cập trong nội dung của Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 như: khái niệm về mua bán người phù hợp với Bộ luật Hình sự năm 1999 nhưng không còn phù hợp với Bộ luật Hình sự năm 2015 (quy định về tội phạm mua bán người và tội mua bán người dưới 16 tuổi); Quy định về hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán không đầy đủ, thiếu quy định về sự hỗ trợ trong thời gian xác minh là nạn nhân bị mua bán…

Từ vụ hai trẻ em mất tích ở phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) vừa qua, bà Hòa nhấn mạnh đến việc thực hiện cơ chế rà soát định kỳ, phổ quát hoàn thiện pháp luật, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng đối với việc phòng, chống tội phạm mua bán người.

“Tăng cường công tác phòng ngừa xã hội, kết hợp đồng bộ giữa công tác xã hội với công tác phòng ngừa sẽ giúp toàn xã hội nhận thức được các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm mua bán người; phương thức, thủ đoạn của tổ chức phạm tội; biết được dấu hiệu nguy cơ có thể trở thành nạn nhân; có năng lực phòng, tránh khỏi cạm bẫy của tội phạm mua bán người”, bà Hòa nhấn mạnh.

Đồng tình, ông Tô Minh Hiếu – Thành đoàn TP.HCM – cho rằng, cần chú trọng công tác truyền thông, tuyên truyền hình thức xử phạt, xử lý vi phạm để tăng tính răn đe.

Thượng tá Lê Mạnh Hà – Phó Trưởng phòng tham mưu Công an TP.HCM – cũng nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người, đặc biệt trong nhà trường. Hiện nay công tác này chưa được đưa vào chương trình chính khóa nên hiệu quả chưa cao.

Nhiều ý kiến cho rằng, dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) cần bổ sung quy định hỗ trợ chi phí phiên dịch, y tế, đặc biệt hỗ trợ tư vấn tâm lý ban đầu cho nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân cho đến khi chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền. Công tác này rất quan trọng trong việc nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng sau khi trở về.

Ông Trần Nhật Quang – Sở Lao động – Thương binh & Xã hội TP.HCM – thông tin, kể từ khi thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 đến nay, sở tiếp nhận 25 nạn nhân bị mua bán, trong đó có 19 người ngoài tỉnh và 6 ở TP.HCM. Sau khi tiếp nhận, các nạn nhân đều được tư vấn tâm lý, cung cấp thông tin về các gói dịch vụ hỗ trợ. Nạn nhân thường có những biểu hiện không ổn định về tâm lý như lo sợ, hoảng loạn, trầm cảm, stress nặng.

“Trong dự án luật có bổ sung “Trường hợp nạn nhân không lưu trú tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân thì được hỗ trợ để ổn định tâm lý trong thời gian 90 ngày”. Tuy nhiên cũng cần làm rõ “trường hợp nạn nhân không lưu trú tại cơ sở trợ giúp xã hội” thì ai là người thực hiện việc tư vấn tâm lý, địa điểm tiếp nhận nạn nhân ở đâu, kinh phí để thực hiện trường hợp này. Người trên 18 tuổi đi cùng nạn nhân thì có được hỗ trợ theo quy định của pháp luật không?”, ông Quang góp ý.

Bà Nguyễn Thị Thanh Loan – Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM – cho biết, quyền trẻ em sinh ra trong trường hợp mẹ bị mua bán hiện quy định chưa rõ. Hội đã tiếp nhận phụ nữ sau khi bị mua bán nhưng con sinh ra ở nước ngoài không được mang về, do đó cần bổ sung quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi trẻ em…

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)