Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Tỷ giá và lãi vay đè lợi nhuận doanh nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Không có nhiều vui vẻ trong mùa đại hội cổ đông 2011, khi cổ tức khá nhiều công ty đã giảm mạnh. Lý do chính là lãi vay quá cao, và đặc biệt lỗ tỷ giá quá lớn đã ngốn phần lớn lợi nhuận của doanh nghiệp.

Cổ đông công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO (VIPCO) tỏ ra không hài lòng với mức cổ tức năm 2010 là 7% tính theo mệnh giá. Nếu so với lạm phát 11,75%, bỏ qua thị giá cổ phiếu, thì người mua đúng bằng mệnh giá không bảo toàn được vốn. Tương tự, cổ đông công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (Vosco) cũng chỉ nhận được cổ tức 8%. Mức cổ tức này chỉ bằng phân nửa so với gửi tiền tiết kiệm, chưa kể thị giá cổ phiếu giảm.
Không có nhiều vui vẻ trong mùa đại hội cổ đông 2011, khi cổ tức của nhiều công ty đã giảm mạnh. Ảnh mang tính minh hoạ. Ảnh: Bảo Anh
Ông Nguyễn Đạo Thịnh, chủ tịch hội đồng quản trị VIPCO giải thích rằng, hai nguyên nhân khiến lợi nhuận không cao là thị trường vận tải biển sụt giảm và chi phí lãi vay đầu tư bằng USD lớn. Năm 2010, khoản lỗ tỷ giá của VIPCO là hơn 63,7 tỉ đồng. Ông Thịnh nói rằng, chênh lệch tỷ giá đã ngốn gần hết lợi nhuận của công ty.
Còn tại VOSCO, năm 2010, công ty đạt tổng doanh thu 2.905 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế tương đương với 4,1% doanh thu. Báo cáo của ban kiểm soát VOSCO cho thấy, các khoản lỗ tỷ giá đã ngốn mất của VOSCO ngót nghét 140 tỉ đồng trong năm 2010.
Năm 2010, doanh thu thuần của tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) là 15.062 tỉ đồng. Trong 1.325 tỉ đồng chi phí lãi vay và lỗ tỷ giá, lãi vay là 908,78 tỉ đồng. Mười trong số 42 công ty của Vinaconex bị lỗ, với tổng số lỗ lên tới 691 tỉ đồng. Lỗ lớn nhất là công ty ximăng Cẩm Phả: 652 tỉ đồng, trong đó chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá là khoảng 473 tỉ đồng.
Từ báo cáo tài chính của VIPCO, lợi nhuận đến từ kinh doanh bất động sản. Doanh thu từ bất động sản và hoạt động khác chiếm chưa bằng 10% doanh thu vận tải biển và kinh doanh xăng dầu, những hoạt động chính của VIPCO, nhưng lợi nhuận đạt 52,9 tỉ đồng, gấp hơn tám lần so với hai mảng chính.
Trường hợp của VOSCO, lợi nhuận thu được chủ yếu từ hoạt động khác, trong đó có việc thanh lý tài sản cố định. Trong khi lợi nhuận thuần từ vận tải biển là 12,3 tỉ đồng, thì lợi nhuận từ hoạt động khác lên tới 121,8 tỉ đồng.
Quốc Dũng / SGTT

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)