Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Tỷ lệ chọi có quan trọng?

Tạp Chí Giáo Dục

Năng lực của thí sinh mới là yếu tố quyết định lớn nhất. Tỷ lệ chọi 1/1 chưa chắc đã dễ hơn tỷ lệ 1/10 vì năng lực của hai nhóm này là khác nhau.
Chọi thực phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Tỷ lệ chọi mà gần đây các trường công bố mới chỉ dựa trên số lượng hồ sơ ĐKDT. Vì thế, tỷ lệ chọi thấp chưa hẳn đã vội mừng, tỷ lệ chọi cao cũng không phải là điều quá lo lắng. Trên thực tế, tỷ lệ chọi thực phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Thông thường số thí sinh đến dự thi chỉ đạt ở mức 70 – 80 % tổng số hồ sơ ĐKDT. Con số này sẽ kéo tỷ lệ chọi xuống thấp hơn tỷ lệ đã công bố. Chẳng hạn, năm 2011 trường ĐH Công nghiệp công bố tỷ lệ chọi là 1/8,2, nhưng  theo ông Phạm Văn Bổng – Trưởng phòng Đào tạo của trường ước tính với 70% số thí sinh đến thi, tỷ lệ chọi thực của trường chỉ còn 1,57.
Năng lực của thí sinh mới là yếu tố quyết định lớn nhất. Tỷ lệ chọi 1/1 chưa chắc đã dễ hơn tỷ lệ 1/10 vì năng lực của hai nhóm này là khác nhau.

Học sinh hỏi đáp về tỉ lệ chọi

Tỷ lệ chọi còn phụ thuộc nhiều vào điểm chuẩn của ngành đăng ký những năm trước đó. Căn cứ này sẽ là điểm mấu chốt để thí sinh đưa ra lựa chọn cuối cùng phù hợp với năng lực bản thân. Thí sinh đăng ký thi hai hoặc ba trường, cuối cùng chỉ chọn một trường.
Ngoài ra, trên thực tế, học sinh tham gia kì thi tuyển sinh không hoàn toàn đầy đủ. Số học sinh vắng còn có thể là do trượt tốt nghiệp trong kì thi sắp tới hoặc bỏ thi vì nhiều lí do.
Bàn giao hồ sơ thi ĐH 2011
Trường top đầu: tỷ lệ chọi không có ý nghĩa
Theo PGS.TS Nguyễn Cảnh Lương – Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội: "Trường không quan tâm đến tỷ lệ chọi, điều quan trọng đó là sinh viên cần phải giỏi, lựa chọn 10.000 thí sinh giỏi thi vào trường còn hơn có 100.000 thí sinh kém đăng ký".
Đối với những trường thuộc top đầu như ĐH Bách khoa, Đại học Ngoại thương… tỷ lệ chọi không hẳn là một con số có ý nghĩa. Những trường này, tỷ lệ chọi không cao, nhưng điểm vào trường cao hơn hẳn các trường khác rất nhiều. Năm ngoái, Học viện Ngân hàng, có điểm chuẩn vào ngành Tài chính – Ngân hàng (khối A) là 23 điểm, khoa Kế toán có điểm đầu vào thấp nhất là 17.  
Lời khuyên cho thí sinh
Theo các chuyên gia tuyển sinh, tỷ lệ chọi chỉ là con số mang tính tham khảo, còn thí sinh có trúng tuyển hay không lại dựa vào chính sự cố gắng, nỗ lực của bản thân.
Ông Bùi Duy Cam – Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQGHN) đưa ra lời khuyên: “ Các thí sinh nên cẩn trọng tham khảo điểm chuẩn một vài năm trước của trường đăng ký dự thi. Thông thường điểm chuẩn ít biến động hoặc nằm trong một khoảng nhất định nào đó. Ngoài ra, các thí cũng nên bình tĩnh, tự tin, tập trung ôn thi cho thật tốt, đừng để những con số “ảo” đánh lừa. Những kiến thức mà thí sinh tích lũy được trong nhiều năm học cùng với sự nỗ lực, cố gắng mới là nhân tố quyết định.
Theo Phạm Hạnh
(Nguoiduatin.vn)

Bình luận (0)