Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Úc: Áp dụng chương trình giáo dục mới

Tạp Chí Giáo Dục

Một lớp học ở Úc (ảnh minh họa). Ảnh: I.T
Mọi người hay nói “Ngòi bút có sức mạnh to lớn hơn đao kiếm”, tuy nhiên đối với các em học sinh ở khu vực Bắc Queensland (Úc), cái thuổng xúc đất cũng có một sức mạnh như thế.
Vừa qua một nhóm học sinh ở Trường Trung học Ayr State đã được chọn để tham gia vào chương trình học tập ngoài trời, chương trình này được thiết kế một phần là để giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc học tập của các em. Trường Trung học Ayr State là ngôitrường công duy nhất ở vùng Ayr, Queensland (Úc). Khuôn viên trường có 11 tòa nhà, trong đó bao gồm một hội trường có 50 chỗ ngồi và một khán phòng đa chức năng với sức chứa lên đến 700 học sinh (Trường Ayr State hiện có khoảng 600 học sinh theo học). Đội ngũ giáo viên của trường có 67 người giảng dạy toàn thời gian, đứng đầu là Hiệu trưởng Jeff Capell cùng hai hiệu phó Leslie Olsen và Andrea Aleksic. Theo đó, kế hoạch cải tạo khán phòng đa chức năng là một trong số những kế hoạch nhằm phát triển môi trường học tập cho các em học sinh tại trường. Công việc cụ thể là lắp đặt máy lạnh cho toàn khán phòng, trang bị thêm phòng tập thể dục bên cạnh việc cải thiện hệ thống âm thanh thông báo cũng như phủ internet không dây cho toàn trường được hy vọng sẽ được tiến hành từ đây cho đến cuối năm 2011.
Ông Phillip Lynch-Harlow, giáo viên đã thiết kế nên chương trình này cho biết: “Những em học sinh được chọn tham gia chương trình này là vì các em đều gặp phải “vấn đề” đối với việc học tập tại trường. Tất cả các em đều có gia cảnh khó khăn. Đất nước chúng tôi có số lượng khá đông dân cư da đỏ và điều quan trọng ở đây là mang đến cho họ một môi trường – nơi họ có thể học tập các kỹ năng sống cũng như cách đọc và viết chữ. Đặc biệt là cách lên kế hoạch chi tiêu cho ngân sách của mình. Có như vậy tình trạng mù chữ mới được cải thiện và tạo hứng thú học tập cho các em”.
Chương trình này còn dành ra ba giờ mỗi tuần để bổ sung cho các hoạt động sinh hoạt ngoài trời, bên cạnh hoạt động làm vườn, trong đó có cả việc chi trả cho các công cụ được yêu cầu cho dự án này.
Với mục đích phát triển kỹ năng đọc và kỹ năng làm toán, ông Lynch-Harlow cũng hy vọng rằng qua chương trình này sẽ giúp các em cải thiện và nhận thức được quyền sở hữu của mình. “Khi mới bắt đầu chương trình, các em không có bất cứ khái niệm nào về quyền sở hữu. Các em không hiểu về điều này! Do nền tảng xã hội của mình nên các em học sinh này không nghĩ rằng mình sẽ có thể có được quyền như tầng lớp da trắng trung lưu người Úc có được”, ông Lynch-Harlow cho biết.
Hiệu trưởng nhà trường, ông Jeff Capell vui mừng cho biết thái độ của học sinh đối với việc học tập đã được cải thiện đáng kể sau khi chương trình được thực hiện khoảng 6 tuần. “Các em tham gia học tập và thật sự yêu thích các hoạt động tại trường. Bên cạnh đó, tỉ lệ học sinh bị đình chỉ học tập và bỏ học nửa chừng đã giảm đi rõ rệt. Các em cũng nhận thấy được mục tiêu và lợi ích của việc biết chữ và biết tính toán”, ông Jeff Capell chia sẻ. Ngoài ra, ông Lynch-Harlow cũng bổ sung thêm rằng những em học sinh trước đây học tập chưa tốt nay đã đạt được thành tích khả quan hơn. “Một điều đáng chú ý là bản thân các em đã quan tâm hơn đến việc đọc sách. Chỉ trong vòng sáu tuần nhưng kỹ năng đọc của các em đã có rất nhiều tiến bộ. Lý do cho điều này chính là do các em đang đọc những gì mình yêu thích và quan tâm đến. Thật đáng khích lệ!”, ông Lynch-Harlow nói.
(theo abc.net.au)
Ngọc Trúc

Bình luận (0)