Vào thứ tư (18-9), tại trụ sở chính Đại học Kinh tế – tài chính (UEF) đã diễn ra lễ ký hợp tác giữa nhà trường với hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English.
Sự kiện có sự tham gia của TS. Nguyễn Thanh Giang (Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng ĐH UEF) và thạc sĩ Lê Đình Lực (sáng lập viên kiêm CEO hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English).
Sinh viên không phải di chuyển xa để chinh phục IELTS
Với sự hợp tác này, nhà trường hướng đến mục tiêu giúp sinh viên đạt chuẩn tiếng Anh đầu ra (IELTS quốc tế từ 5.5 trở lên) một cách thuận lợi và hiệu quả.
Lộ trình ôn luyện IELTS hiệu quả với phương pháp độc quyền từ DOL English giúp sinh viên dễ dàng sở hữu chứng chỉ IELTS, sớm đạt chuẩn tiếng Anh đầu ra tại trường theo quy định. Song song đó, người học sẽ cảm thấy tự tin hơn khi học các môn học thuật bằng tiếng Anh tại trường, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình tìm kiếm cơ hội việc làm tại các công ty lớn trong và ngoài nước.
Sinh viên UEF sẽ có cơ hội học tập ngay tại khuôn viên trường với chất lượng như học trực tiếp tại đơn vị đào tạo tiếng Anh có tiếng hàng đầu như DOL English mà không phải di chuyển xa, nhận chính sách ưu đãi… Người học có cơ hội tiếp cận với một phương pháp học hoàn toàn mới, rèn luyện khả năng tư duy mạch lạc, logic nhờ phương pháp Linearthinking, trải nghiệm học tập với nền tảng công nghệ Super LMS hiện đại.
Chia sẻ tại buổi lễ ký kết, ThS. Lê Đình Lực, sáng lập viên kiêm CEO hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English, cho biết: “Điều chúng tôi kỳ vọng là thông qua hợp tác lần này, DOL English và phương pháp tiếng Anh tư duy độc quyền Linearthinking (được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận) sẽ có điều kiện tiếp tục trở thành một phần quan trọng trong việc hoàn thiện kỹ năng tiếng Anh của sinh viên hơn nữa, góp phần tăng tính cạnh tranh của các bạn trong thời đại trí tuệ nhân tạo trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đây là thời đại mà ngoài kiến thức chuyên môn, người trẻ cần giỏi tiếng Anh lẫn kỹ năng mềm để nhận được cái gật đầu của các công ty, tập đoàn lớn”.
Nhà trường hợp tác với doanh nghiệp để nâng cao sự chuyên môn hóa
Trả lời câu hỏi về lợi ích đến từ việc học tiếng Anh thông qua công nghệ cũng như tầm quan trọng của việc nhà trường quyết định “bắt tay” doanh nghiệp, TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc (Phó Hiệu trưởng ĐH UEF đồng thời là Chủ tịch Hội TESOL TP.HCM) cho biết: “Là người đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội Nghiên cứu giảng dạy thành phố và phụ trách mảng quốc tế của trường, tôi có cơ hội tham quan và nghiên cứu nhiều mô hình đào tạo tiếng Anh tại các trường đại học trên thế giới. Một điều tôi nhận thấy là ngay cả những đại học danh tiếng cũng không nhất thiết phải tự thực hiện toàn bộ quá trình đào tạo tiếng Anh cơ bản hay luyện thi cho sinh viên. Nếu có, họ thường chỉ có các khoa chuyên sâu về ngôn ngữ, đào tạo các chuyên ngành như cử nhân, thạc sĩ, hoặc tiến sĩ ngôn ngữ Anh… Tuy nhiên, phần lớn các trường đại học hàng đầu thường tập trung vào chuyên môn chính và hợp tác với các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng tiếng Anh cho sinh viên nếu cần”.
Chính vì vậy TS. Lộc cho rằng xu hướng chuyên môn hóa ngày càng rõ nét và là chìa khóa để mỗi đơn vị giáo dục hoàn thành tốt vai trò của mình.
“Tại trường UEF, 50% chương trình học được thực hiện bằng tiếng Anh, 50% còn lại bằng tiếng Việt và có nhiều chương trình có toàn bộ quá trình đào tạo được thực hiện 100% bằng tiếng Anh. Điều này thể hiện rõ tầm quan trọng của tiếng Anh tại trường chúng tôi. Tôi tin việc thông thạo tiếng Anh cũng như tìm ra cách học đúng, hiệu quả rất quan trọng đặc biệt khi gần đây Bộ Chính trị đã đề nghị các cấp nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học”.
Bình Minh
Bình luận (0)