Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

UFO trên dãy Himalaya trong tài liệu mật của CIA

Tạp Chí Giáo Dục

Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) chia sẻ nhiều báo cáo về UFO trên dãy Himalaya trong 13 triệu trang tài liệu mật vừa công bố trên mạng.
Kho tài liệu của CIA cho thấy các điệp viên của cơ quan này rất quan tâm đến những trường hợp bắt gặp vật thể bay không xác định (UFO) trên dãy núi Himalaya ở châu Á, Sputnik News hôm 31/1 đưa tin. Tổng cộng có 6 trường hợp quan sát thấy UFO trên bầu trời khu vực Ladakh và Sikkim thuộc Ấn Độ cùng với các nước Brutan và Nepal.
Nepal và Sikkim
Khoảng 21h ngày 19/2/1968, một vật thể sáng di chuyển với tốc độ cao bay ngang qua bầu trời phía đông bắc Nepal và phía bắc Sikkim. Theo tài liệu của CIA, vật thể lạ có hình dạng thuôn dài, phát ra những tia sáng màu đỏ và xanh lá cây. Âm thanh như tiếng sấm rền phát ra vài giây sau khi vật thể xuất hiện.
Nhiều trường hợp UFO trên dãy Himalaya được ghi nhận trong tài liệu mật của CIA.
Nhiều trường hợp UFO trên dãy Himalaya được ghi nhận trong tài liệu mật của CIA.
Bhutan
CIA chia sẻ một trường hợp bắt gặp UFO khác Thimpu, thủ đô của vương quốc Bhutan vào ngày 21/2/1968. Tài liệu cho thấy vật thể lạ di chuyển với tốc độ cao và không gây ra tiếng động, đồng thời phát ra ánh sáng màu xanh dương.
Ladakh
Ngày 4/3/1968, một vật thể bay không xác định di chuyển từ phía đông sang tây gần đèo Chang La thuộc Ladakh, bay qua căn cứ không quân Ấn Độ ở khu vực Fukche và Koyul. CIA cho biết vật thể sáng trắng và kèm theo hai tiếng nổ, ngoài ra còn có một tia sáng đỏ theo sau làn khói trắng.
Nepal
Trường hợp thú vị nhất về UFO trên dãy Himalaya được ghi nhận tại Nepal. Ngày 25/3/1968, một vật thể kim loại khổng lồ hình tròn, có đế rộng 1,8 mét và cao khoảng 1,2 mét được tìm thấy bên trong một miệng hố ở Baltichaur, cách thành phố Pokhara của Nepal 8 km về hướng đông bắc. Vật thể xuất hiện kèm theo ánh sáng trắng và hai tiếng nổ lớn.
Từ năm 2016, CIA thường xuyên công bố các tài liệu mật mang tính chất nội bộ liên quan đến vật thể bay không xác định. Tuy nhiên, ít nhất 20% số nghiên cứu này không có giải thích về mặt khoa học.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)