Ngày 13/12, khai mạc Hội nghị Tri thức và công nghệ tại thành phố Jeddah của Arập Xêút, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), bà Irina Bokova, khẳng định công nghệ sẽ giúp nâng cao hiệu quả của giáo dục theo cấp số nhân.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Bà Bokova nhấn mạnh nhân tố then chốt không chỉ là sử dụng công nghệ như thế nào mà còn là sử dụng công nghệ vì mục đích gì.
UNESCO đang xây dựng các môi trường tri thức mới, trong đó công nghệ đóng vai trò truyền tải tri thức, giám sát, đánh giá hiệu quả và phổ biến các bài học theo các phương thức có ý nghĩa nhất đối với các giáo viên.
UNESCO đã xuất bản lần thứ 2 tài liệu “Khuôn khổ năng lực công nghệ thông tin cho giáo viên,” đặc biệt dành cho các giáo viên trẻ.
Tổng Giám đốc UNESCO đánh giá cao các nỗ lực trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái để giúp họ hành động như là thành viên đầy đủ của xã hội tri thức.
Các sáng kiến của UNESCO tập trung cải thiện khả năng tiếp cận bình đẳng đối với giáo dục cơ bản và các cơ hội được hưởng giáo dục, đặc biệt đối với cộng đồng bên lề xã hội để họ có thể đáp ứng các yêu cầu của thị trường lao động.
UNESCO cùng các đối tác ở châu Phi thực hiện sáng kiến chung thúc đẩy phát triển các chính sách khoa học công nghệ và đổi mới ở châu Phi, trong đó tập trung vào các nước chậm phát triển nhất đồng thời lưu ý đến hai ưu tiên hàng đầu là châu Phi và bình đẳng giới./
UNESCO đang xây dựng các môi trường tri thức mới, trong đó công nghệ đóng vai trò truyền tải tri thức, giám sát, đánh giá hiệu quả và phổ biến các bài học theo các phương thức có ý nghĩa nhất đối với các giáo viên.
UNESCO đã xuất bản lần thứ 2 tài liệu “Khuôn khổ năng lực công nghệ thông tin cho giáo viên,” đặc biệt dành cho các giáo viên trẻ.
Tổng Giám đốc UNESCO đánh giá cao các nỗ lực trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái để giúp họ hành động như là thành viên đầy đủ của xã hội tri thức.
Các sáng kiến của UNESCO tập trung cải thiện khả năng tiếp cận bình đẳng đối với giáo dục cơ bản và các cơ hội được hưởng giáo dục, đặc biệt đối với cộng đồng bên lề xã hội để họ có thể đáp ứng các yêu cầu của thị trường lao động.
UNESCO cùng các đối tác ở châu Phi thực hiện sáng kiến chung thúc đẩy phát triển các chính sách khoa học công nghệ và đổi mới ở châu Phi, trong đó tập trung vào các nước chậm phát triển nhất đồng thời lưu ý đến hai ưu tiên hàng đầu là châu Phi và bình đẳng giới./
Theo (TTXVN/Vietnam+)
Bình luận (0)