Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Ứng dụng AI vào giáo dục công dân cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

S dng các ng dng ca công ngh như Quizizz, Padlet, LMS cùng AI và phương pháp lp hc đo ngưc, bài hc v lòng biết ơn đưc nhóm giáo viên b môn giáo dc công dân (qun 3) thc hin mt cách mi m, đy ý nghĩa trong tiết hc chuyên đ giáo dc giá tr sng cho hc sinh THCS qun 3 “Lòng biết ơn”, trin khai ti lp 9/1, Trưng THCS Phan Sào Nam (qun 3).


Môn giáo dc công dân mang màu sc mi khi đưng dng chuyn đi s

Xuyên suốt tiết học, chủ đề về lòng biết ơn được giáo viên dẫn dắt, gợi mở, triển khai một cách nhẹ nhàng nhưng đầy sâu lắng. Ở đó, học sinh được nhắc nhở và khắc sâu về lòng biết ơn qua sân khấu hóa, qua những vần thơ, ca dao, tục ngữ về Bác Hồ, về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, cha mẹ, tình thầy trò, qua các trò chơi gắn với công nghệ, trải nghiệm cùng trí tuệ nhân tạo (AI).

Đưa công ngh, AI và cm xúc vào trong bài dy

Lớp học được chia thành 5 nhóm, qua trò chơi với Quizizz, học sinh sử dụng điện thoại thông minh quét mã QR trả lời 10 câu trắc nghiệm ở nhiều lĩnh vực, gắn với các giá trị của lòng biết ơn. Đặc biệt, học sinh được trải nghiệm thiết kế thiệp tặng ba mẹ trên nền tảng công nghệ AI.

Hướng dẫn học sinh ở các hoạt động ứng dụng CNTT, AI trong bài học, cô Nguyễn Thị Phương – giáo viên giáo dục công dân – lưu ý học sinh chỉ sử dụng điện thoại thông minh khi giáo viên có yêu cầu. Đồng thời, khi sử dụng AI, câu lệnh càng rõ ràng, chi tiết thì hình ảnh cho ra càng chính xác.

Với tấm thiệp mẹ ôm con do AI thiết kế, Kim Ngân (học sinh lớp 9/1) muốn gửi tặng mẹ. “Mẹ luôn dành cho em tình yêu thương nhiều nhất, mặc dù mẹ không ở bên cạnh em nhưng mẹ vẫn lo cho em từng chút một…”. Trong khi đó, cũng dành tặng mẹ tấm thiệp do AI vẽ song Đức Thiện (học sinh lớp 9/1) lại muốn gửi đến mẹ cùng lời xin lỗi vì thời gian qua đã mải chơi, ham vui đùa, ít dành thời gian bên mẹ…

Phần sâu lắng nhất trong tiết học phải kể đến khi thầy Trần Tuấn Anh (giáo viên giáo dục công dân quận 3) dẫn dắt học sinh đến với những trải nghiệm, cảm xúc về lòng biết ơn, thực hành lòng biết ơn một cách nhẹ nhàng qua ca dao, tục ngữ, văn thơ và những câu chuyện đời thường thực tế…

“Cánh cò cõng nắng, cõng mưa/ Mẹ tôi cõng cả 4 mùa gió sương”; “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”… những câu chuyện về lòng biết ơn đã chạm đến trái tim của từng học sinh. Khi nghe những vần thơ, những câu ca dao, tục ngữ, không ít học sinh mắt nhòe đi vì xúc động…

“Lòng biết ơn là sợi dây kết nối tình yêu thương. Mỗi bạn hãy lắng lòng lại để nghĩ về cha, mẹ mình. Chúng ta học tập ở đây có đèn, quạt, máy lạnh nhưng ba mẹ vất vả đi làm. Chúng ta hãy hứa với ba mẹ rằng không ham chơi nữa, cố gắng thi đậu THPT, vào đại học để đi làm nuôi ba mẹ… Phận làm con chúng ta phải cố gắng thành công nhanh hơn tốc độ già đi của cha mẹ” – thầy Trần Tuấn Anh nhắn nhủ.


CNTT, AI đưc đưa vào trong bài hc giáo dc công dân mt cách nh nhàng, hiu qu

Bài học về lòng biết ơn khép lại với yêu cầu đặt ra của cô Huỳnh Tú Mai (giáo viên giáo dục công dân quận 3) yêu cầu mỗi học sinh về nhà sẽ thiết kế sản phẩm “hòn đá nhiệm màu” – thực hành về lòng biết ơn. Sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ được học sinh quay video, chụp hình và đưa lên hệ thống học tập LMS để giáo viên đánh giá, nhận xét.

“Lòng biết ơn không chỉ dừng ở trong bài học mà các em phải rèn luyện hàng ngày trong cuộc sống, trân trọng mọi thứ mình đang có, học tập, phấn đấu trở thành người tốt, người có ích cho gia đình xã hội” – cô Tú Mai nhắc nhở.

Màu sc mi ca giáo dc công dân

Xúc động, ngỡ ngàng khi tham gia vào tiết dạy, cô Nguyễn Thị Thúy (giáo viên giáo dục công dân, Trường THCS Phú Mỹ, quận Bình Thạnh) đánh giá, tiết học rất nhẹ nhàng, dạy về lòng biết ơn nhưng không hề có cảm giác “đao to búa lớn” nhưng vẫn phát đi nhiều thông điệp ý nghĩa. Đặc biệt, với việc tích hợp công nghệ, AI, giáo viên đã mang một màu sắc mới đến bộ môn giáo dục công dân…

“Trước giờ không ít quan điểm cho rằng tiết giáo dục công dân là nhàm chán nhưng qua tiết học này mới thấy rằng giáo viên hoàn toàn có thể thay đổi màu sắc mới cho môn giáo dục công dân từ ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong dạy học. Bằng ứng dụng như thế này chắc chắn môn giáo dục công dân sẽ không còn nhàm chán nữa, học sinh sẽ yêu và hứng thú với môn học, chờ đợi để học môn học” – cô Thúy bày tỏ.

Chia sẻ về “màu sắc” mới được triển khai trong môn học, thầy Trần Tuấn Anh (giáo viên giáo dục công dân quận 3) thẳng thắn: Để đưa công nghệ, AI vào bài học về lòng biết ơn thì rất trăn trở, vì phải làm sao vẫn giữ được cái hồn trong bộ môn, giáo dục học sinh về mặt đạo đức mà vẫn tập cho học sinh được các kỹ năng về công nghệ.

“3 phút đầu giờ có trò chơi Quizizz. Để có thể giữ được đặc trưng của bộ môn thì bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm trong trò chơi đã được giáo viên chọn lọc kỹ càng từng câu thơ, thành ngữ, tục ngữ. Ứng dụng CNTT nhưng phải tìm, chắt lọc, xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp thì mới có thể hòa quyện vào môn học” – thầy Tuấn Anh nói.

ThS. Nguyễn Thị Kiều Diễm (chuyên viên môn giáo dục công dân, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho rằng, giáo dục công dân là bộ môn mang lại những giá trị sống cho học sinh. Do vậy, việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, AI đã mang đến một màu sắc mới mẻ cho bộ môn cùng những giá trị giáo dục đầy ý nghĩa cho học sinh. Trong đó, không chỉ dừng ở các giá trị về lòng biết ơn mà còn là các giá trị về ứng dụng CNTT thực hành trong tương lai, ứng dụng trong học tập các bộ môn khác.

Qua tiết học, TS. Phạm Đăng Khoa (Trưởng phòng GD-ĐT quận 3) bày tỏ mong muốn chia sẻ một lát cắt thực tiễn dạy, học, kiểm tra đánh giá tại các trường học trên địa bàn quận: Đó là thực hiện hiệu quả triết lý giáo dục 5 chữ H: Hạnh, Học, Hỏi, Hiểu, Hành. Trong đó, giáo dục đức hạnh cho học sinh trong ngôi trường hạnh phúc, hướng đến thực hành, trải nghiệm hiệu quả, lĩnh hội kiến thức thông qua các ứng dụng CNTT. Ứng dụng CNTT không lệ thuộc mà ở mức vừa phải, mang đến hiệu quả trong tiết dạy, tạo không khí hào hứng cho học sinh, vừa học vừa chơi.

“Ứng dụng CNTT trong dạy học, hệ thống quản lý dạy học trực tuyến LMS là xu hướng mới hiệu quả trong việc mở rộng không gian lớp học, tăng tính tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh cả ở trước, trong và sau tiết học. Hình thức lớp học đảo ngược tạo điều kiện giúp học sinh tự học, tự lĩnh hội kiến thức và được đào sâu trong quá trình học tập tại lớp, khắc sâu kiến thức hơn và tạo được sản phẩm ngay sau tiết học. Chính sản phẩm tạo được sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn, nhớ sâu hơn kiến thức được lĩnh hội” – ông Khoa nói thêm.

Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)