Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Ứng dụng công nghệ để vượt khó trong xuất bản sách

Tạp Chí Giáo Dục

Chuyn đi s cho phép bn đc tìm kiếm sách, vn kiến thc và đến vi tri thc mt cách d dàng. Tuy nhiên, cơ hi đi cùng thách thc, đòi hi nhng nhà làm sách phi sáng to, đi mi đng thi ng dng công ngh đ phc v cho hot đng xut bn.

Bạn đọc tìm hiểu ấn phẩm sách điện tử 

Đó là nhận định của những người làm sách tại tọa đàm “Chuyển đổi số – Cơ hội thách thức của hoạt động xuất bản hiện nay” do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM tổ chức mới đây.

Nn xâm phm bn quyn

Ông Nguyễn Thành Nam – Phó Giám đốc NXB Trẻ cho biết, bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng là một thách thức lớn trong hoạt động xuất bản. Chưa bao giờ, vấn nạn xâm phạm quyền tác giả đối với các nội dung trên nền tảng số gióng lên hồi chuông báo động không chỉ cho các lực lượng chức năng mà còn là các cá nhân, tập thể liên quan. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới, không có giới hạn địa lý, làm cho người tiêu dùng và cơ quan chức năng khó phát hiện. Ngoài ra, những hành vi xâm phạm quyền tác giả này còn được tiếp tay bởi nhiều “người dùng” khi đọc, xem, nghe các bản sao chép lậu trên mạng. Thậm chí, nhiều người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật để sản xuất những nội dung khác đưa lên mạng xã hội mà không cần xin phép hay trả tác quyền.

Theo ông Nam, các hành vi xâm phạm được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Sao chép, định dạng lại các nội dung, sau đó đăng tải trên website; bán sách lậu, sách giả thông qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử; Phát sóng trực tiếp (livestream) đọc sách trên mạng xã hội để tăng tương tác, tóm tắt, đánh giá (review) sách. “Mặc dù có luật bảo vệ bản quyền nhưng việc bảo hộ bản quyền trên không gian mạng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến các nhà xuất bản, đơn vị làm sách”, ông Nam chia sẻ.

Ông Trần Đình Ba – Phó Giám đốc Nhà Xuất bản Tổng hợp TP.HCM nhìn nhận, môi trường số với sự phát triển của internet và mạng xã hội đã tạo ra nhiều thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc vi phạm bản quyền trở nên dễ dàng hơn. Tốc độ lan truyền thông tin nhanh chóng khiến việc phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, sự phức tạp của công nghệ cũng tạo ra nhiều lỗ hổng để kẻ gian lợi dụng.

Bạn đọc nghe đọc sách trực tuyến

Ông Ba cho rằng, để bảo vệ bản quyền hiệu quả trong môi trường số, cần có sự phối hợp của nhiều bên, bao gồm Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và người dùng. Các biện pháp kỹ thuật như mã hóa có thể giúp ngăn chặn việc sao chép trái phép. “Việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của bản quyền cũng là một giải pháp hữu hiệu. Bên cạnh đó, việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện và cơ chế xử lý vi phạm nghiêm minh sẽ tạo ra rào cản đối với những kẻ vi phạm”, ông Ba nêu ý kiến.

Đi mi, sáng to đt khó

Theo số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm 2024 của Đường sách TP.HCM, bán lẻ online qua các sàn thương mại điện tử chiếm 21% trên tổng số doanh thu 28,87 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, việc ứng dụng công nghệ đã mang lại nhiều kết quả đối với hoạt động xuất bản, phát hành sách. Tuy nhiên, muốn làm được vậy các NXB phải đổi mới, sáng tạo.

TS.Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Giám đốc Chi nhánh NXB Chính trị Quốc gia Sự thật tại TP.HCM chia sẻ, để đáp ứng thời công nghệ số đơn vị đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, đột phá trong công tác thông tin, tuyên truyền, đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng và nền tảng số, mạng xã hội. Bên cạnh đó, NXB cũng đang từng bước cải tiến quy trình biên tập – xuất bản, tiến tới sử dụng các phần mềm biên tập, quản lý duyệt bản thảo nhanh chóng, hiệu quả trên nền tảng số. NXB cũng tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại, xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng như tổ chức các tọa đàm, hội thảo khoa học, lễ giới thiệu ấn phẩm, trao tặng sách, tủ sách, trưng bày ấn phẩm; chú trọng đầu tư, nâng cấp xây dựng sàn thương mại điện tử… Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả trong công tác chuyển đổi số đơn vị đã ký kết Chương trình phối hợp công tác với Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh phối hợp nhiều nội dung. Cụ thể như xây dựng kế hoạch chuyển đổi số của NXB; phát triển nền tảng xuất bản, phát hành điện tử, nền tảng đọc sách, tài liệu lý luận chính trị phục vụ học tập, nghiên cứu của cán bộ, đảng viên, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo vào công tác quản lý, biên tập, phát triển thị trường của NXB; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ về chuyển đổi số; triển khai các giải pháp truyền thông sách, quảng bá sản phẩm sách điện tử.

Bà Phạm Thị Hóa – Phó Tổng giám đốc Công ty CP Phát hành sách TP.HCM – Fahasa thông tin, đơn vị đang chủ động nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện tại, Fahasa chưa chính thức triển khai việc cung cấp Ebook và Audio Book trên hệ thống của mình nhưng đây là những hướng đi đang được cân nhắc và chuẩn bị kỹ lưỡng. “Chúng tôi đang tập trung vào việc xây dựng nền tảng công nghệ phù hợp để trong tương lai, khách hàng có thể tiếp cận dễ dàng với các định dạng sách hiện đại như Ebook và Audio Book. Việc đưa các định dạng số này vào hệ thống sẽ giúp đơn vị không chỉ mở rộng đối tượng khách hàng mà còn đáp ứng tốt hơn xu hướng đọc sách số hóa đang ngày càng phát triển”, bà Hóa chia sẻ.

H Trinh

Bình luận (0)