Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Ứng dụng công nghệ, điện thoại trong giờ học: Mạnh dạn để tạo sự đột phá

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ch cn mt cú chm đin thoi quét mã QR, mi thông tin liên quan đến bài hc t kế hoch bài dy, tài liu hc tp, phiếu hc tp cho đến các tiêu chí đánh giá…, hc sinh đu nhanh chóng có trong tay. Nhng tin ích “có mt không hai” này đưc xut hin trong gi hc có s hin din ca đin thoi thông minh, đưc thy và trò lp 9/4, Trưng THCS Nguyn Du (Q.1) trin khai mi đây trong tiết hc sinh hc.


Thy Nguyn Công Phúc Khánh “theo sát” hc sinh trong tiết hc s dng đin thoi, công ngh

Sự xuất hiện của điện thoại thông minh như một phương tiện giảng dạy đã khiến tiết học trở nên sinh động, mang hơi thở 4.0 và đặc biệt là tạo tâm thế chủ động cho học sinh trong tìm kiếm thông tin bài học.

Trong giờ học bài 18 – Protein, học sinh lớp 9/4 được chia thành 6 nhóm. Thay vì trao cho học sinh tài liệu, giáo viên trao cho học sinh mỗi nhóm một mã QR. Từ đó, học sinh sử dụng điện thoại thông minh để quét mã, truy cập vào trang Padlet của mỗi nhóm. Tiếp đó, các nhóm sẽ có khoảng thời gian 25 phút để tự tìm hiểu kiến thức bài học từ mã QR, thực hiện sơ đồ hóa nội dung kiến thức “lĩnh hội” được thông qua sơ đồ tư duy, hoàn thành phiếu học tập cá nhân.

“Điện thoại thông minh được sử dụng xuyên suốt tiết học. Vì thế, điều quan trọng nhất trước khi tiết học bắt đầu đó là giáo viên phải đưa ra được các quy định cụ thể về sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học đến với học sinh. Trong tiết học này cụ thể là nhóm trưởng mỗi nhóm sẽ là học sinh trực tiếp cùng với giáo viên giám sát, quản lý việc sử dụng điện thoại của thành viên mỗi nhóm khi tìm hiểu bài học”, thầy Nguyễn Công Phúc Khánh (Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du –  người trực tiếp lên tiết dạy) chia sẻ.

Vẫn là những kiến thức bài học trong sách giáo khoa (SGK), song khi có sự hiện diện của điện thoại thông minh, theo thầy Khánh, giáo viên gần như chỉ đứng ở vai trò quan sát, đánh giá, định hướng cho học sinh chứ không phải là người “truyền thụ kiến thức” một chiều như trong các tiết học truyền thống. “Để đảm bảo học sinh không làm việc riêng trong giờ học thì tiết học phải được thiết kế các chuỗi hoạt động và đa dạng các phương pháp hướng tới mục tiêu bài học để thu hút học sinh tham gia. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần phải có sự theo dõi để điều chỉnh hành vi của học sinh trong các chuỗi hoạt động, định hướng học sinh đi đúng làn”, thầy Khánh nói.

Trong 25 phút học sinh tự tìm hiểu, tự nghiên cứu kiến thức bài học, các sản phẩm mỗi nhóm là sơ đồ tư duy về nội dung bài học được “treo trên tường” lớp học. Học sinh từng nhóm sẽ đi đánh giá sản phẩm của nhóm bạn dựa trên các tiêu chí đã được giáo viên cung cấp trước đó trong mã QR, đánh giá trực tiếp trên điện thoại. Kế đó, giáo viên mời một nhóm đại diện lên trình bày sơ đồ tư duy và song song điều chỉnh kiến thức bài học chung cho học sinh. Hoạt động cuối cùng của giờ học là trò chơi được thiết kế trên ứng dụng Kahoot để củng cố lại kiến thức bài học. Trò chơi gồm 7 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh nội dung bài học. Học sinh sử dụng chính điện thoại thông minh để trả lời các câu hỏi.

“Tiết học thực sự rất thú vị. Đây là tiết học đầu tiên em được sử dụng điện thoại trong tiết học một cách chủ động như thế. Ngoài kiến thức SGK, kiến thức về Protein được cả nhóm cùng tìm hiểu, mở rộng ngay trên điện thoại. Từ chính việc chủ động tìm hiểu bài học nên kiến thức cũng nhớ lâu hơn”, Bành Nguyễn Sĩ Phát (học sinh lớp 9/4) chia sẻ.

Sử dụng chung điện thoại của bạn để tìm hiểu kiến thức bài học, Phạm Nam Khang (học sinh lớp 9/4) cho rằng, không cần thiết mỗi học sinh phải có một điện thoại thì mới có thể triển khai tiết học. “Cả nhóm 6-7 bạn thì chỉ cần 2 điện thoại thông minh là đủ. Với tiết học có điện thoại, giờ học trở nên sôi động hơn, cả nhóm cùng nhau làm việc nhóm, chọn lọc thông tin. Thầy còn thiết kế thêm trò chơi tìm hiểu kiến thức trên điện thoại rất thú vị, khác biệt. Để tiết học có sử dụng điện thoại được hiệu quả thì cùng với sự nỗ lực của giáo viên cần đến ý thức, nghiêm túc chấp hành các nội quy trong tiết học”, Khang bày tỏ.

Theo thầy Khánh, sử dụng điện thoại thông minh một cách linh hoạt, có tiết chế trong tiết học là một trong những cách thức để từng bước đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trường. Qua điện thoại thông minh, các ứng dụng của công nghệ sẽ được khai thác triệt để, có hiệu quả, đưa giờ học trở nên sinh động, mở rộng kiến thức đến học sinh. “Các ứng dụng công nghệ cũng như điện thoại thông minh, trước giờ học sinh vẫn biết có thể ứng dụng trong việc học nhưng thường các em lại chỉ áp dụng để chơi game, lướt web… Tiết học được thiết kế sẽ giúp định hướng học sinh sử dụng điện thoại thông minh một cách… thông minh”.

Bài, ảnh: Đ Giang Quân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)