Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Ứng dụng công nghệ giúp người yếu thế hòa nhập cuộc sống

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ngưi khuyết tt, kém may mn có cơ hi rèn luyn, thc hành, tri nghim, qua đó hòa nhp cuc sng d dàng hơn t các d án vì cng đng.


Có ng dng D.Map, ngưi khuyết tt s không phin đến ngưi h tr trên đưng. nh Trung tâm D&R cung cp

Ci thin k năng cho tr chm phát trin trí tu

Đây là dự án do một nhóm sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thực hiện nhằm giúp cải thiện các kỹ năng từ hành vi đến ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Nguyễn Hoàng Minh (sinh viên Khoa Giáo dục đặc biệt – Trưởng dự án) chia sẻ, trong thời gian học tập cũng như những lúc tiếp cận với trẻ chậm phát triển trí tuệ, hơn ai hết chúng em hiểu những khó khăn mà các em gặp phải, cụ thể là ngôn ngữ và kỹ năng. Từ thực tế đó, bằng kiến thức đã học và đặc biệt là tình yêu trẻ, mong muốn tạo môi trường tốt nhất để từng bước hỗ trợ các em có đầy đủ kỹ năng để hòa nhập, chúng em đã bắt tay thực hiện mô hình sân chơi cải thiện kỹ năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Không dừng lại ở đó, thông qua mô hình sân chơi này sẽ phát hiện thế mạnh của từng em, từ đó có thể định hướng nghề nghiệp cho các em một cách khoa học, chính xác nhất.

Theo Kiều Diễm (sinh viên Khoa Giáo dục mầm non – thành viên dự án), mô hình sân chơi hòa nhập dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ được thiết kế đơn giản, dễ học và chơi theo hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Ở hình thức trực tiếp, trẻ sẽ được vui chơi với bốn hoạt động, gồm: Góc sinh hoạt tập thể, góc năng khiếu, góc vận động và góc đọc sách – đọc thơ. Riêng hình thức trực tuyến, trẻ sẽ được vui chơi tại nhà dưới sự hỗ trợ của giáo viên hoặc tình nguyện viên. Với hình thức nào cũng vậy, khi trẻ vui chơi đảm bảo cải thiện các kỹ năng như nhau từ hành vi đến ngôn ngữ.


Các thành viên nhóm thc hin mô hình sân chơi hòa nhp dành cho tr chm phát trin trí tu ti cuc thi Th thách sáng to xã hi Vit Nam năm 2021. nh nhóm thc hin mô hình cung cp

Để hoàn thiện mô hình sân chơi hòa nhập dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, nhóm thực hiện dự án đã trải qua nhiều buổi thực nghiệm, giảng dạy trong suốt ba tháng. Kiều Diễm nhớ lại, khó khăn lớn nhất mà nhóm gặp phải đó là thiết kế các hoạt động cũng như tổ chức sân chơi thực nghiệm trực tiếp cùng trẻ. Dù khó khăn nhưng bốn thành viên của nhóm chưa bao giờ có ý định bỏ cuộc, càng khó càng hiểu nhau hơn, lắng nghe ý kiến của nhau để tìm ra cách giải quyết tốt nhất vì mục đích cuối cùng là tạo sân chơi hòa nhập cho trẻ chậm phát triển.

Được biết, mô hình sân chơi hòa nhập dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ đã đoạt ngôi quán quân phía Nam cuộc thi Thử thách sáng tạo xã hội Việt Nam năm 2021 với chủ đề “Kinh doanh hướng tới kiến tạo cộng đồng bền vững”. Đây là cuộc thi thường niên về khởi nghiệp xã hội dành cho người trẻ trên toàn quốc do Trường ĐH Ngoại thương và các đối tác tổ chức 10 năm nay. “Đây là dự án mà nhóm đã ấp ủ, dành nhiều thời gian và tâm huyết để thực hiện, hoàn toàn không đặt nặng thành tích, giải thưởng. Các thành viên của nhóm xác định, mô hình làm ra phải tạo được giá trị cho xã hội, từ đó kêu gọi sự chung tay của nhiều người cùng hỗ trợ. Nhóm đang lên kế hoạch phát triển và nhân rộng mô hình sân chơi này để nhiều em chậm phát triển trí tuệ được thụ hưởng, đồng thời rất cần sự giúp sức của các giáo viên cũng như tình nguyện viên”, Kiều Diễm kỳ vọng.

ng dng hu ích cho ngưi khuyết tt

Người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt cộng đồng, điều này khiến họ bị hạn chế quyền bình đẳng hòa nhập. Từ thực tế đó, Trung tâm Khuyết tật và Phát triển R&D đã phát triển ứng dụng D.Map nhằm giúp người khuyết tật tra cứu tình trạng tiếp cận các công trình, chủ động, tự tin khi tham gia các hoạt động xã hội.

Từ khi ứng dụng ra đời, khi đi ra đường, người khuyết tật sẽ không phiền đến người hỗ trợ trên đường. Chỉ với vài thao tác đơn giản (ứng dụng D.Map có phiên bản trên Android/iOS và website), người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm các công trình công cộng thuận tiện cho bản thân.


Thc nghim ging dy cho tr kém phát trin qua hình thc trc tuyến. nh nhóm thc hin mô hình cung cp

D.Map là ứng dụng vì người khuyết tật và do người khuyết tật chung tay xây dựng. Chính các câu lạc bộ, đội nhóm người khuyết tật ở nhiều địa phương là lực lượng phát triển nội dung, khảo sát địa điểm, cập nhật thông tin cho ứng dụng. Họ là người thấu hiểu nhất về sự tiếp cận, vừa là đối tượng sử dụng. Do đó, ứng dụng phát triển kênh tương tác tự động chatbot cũng như kênh tiếp nhận phản hồi trực tiếp để đảm bảo thông tin luôn được cập nhật và hạn chế sai lệch.

Anh Nguyễn Thanh Tuấn (hội viên Hội Người mù quận 8, TP.HCM) cho biết, thực tế nhiều công trình xây dựng trước đây chưa có đường tiếp cận dành cho người khuyết tật. Đây là nguyên nhân khiến việc di chuyển của người khuyết tật gặp nhiều khó khăn, nhất là khi tham gia các hoạt động cộng đồng. “Có ứng dụng D.Map, người khuyết tật trước khi đi ra ngoài có thể tra cứu thông tin theo các tiêu chí thuận tiện cho người đi nạng, đi xe lăn cũng như người khiếm thị. Nhờ đó, người khuyết tật tự tin ra đường gặp gỡ, giao lưu, phần nào bớt tự ti hơn trong cuộc sống”, anh Tuấn chia sẻ. Còn đại diện nhóm quản trị D.Map chia sẻ, ứng dụng không chỉ là một giải pháp công cụ hỗ trợ người khuyết tật đi lại dễ dàng, chủ động hơn mà còn giúp họ tự tin hòa nhập với cộng đồng. Đây là dự án xã hội được đánh giá cao khi mang sứ mệnh thay đổi nhận thức của cộng đồng về quyền bình đẳng hòa nhập của người khuyết tật.

Theo Trung tâm Khuyết tật và Phát triển D&R, đến nay có nhiều người khuyết tật, yếu thế tại hơn 30 tỉnh/thành trên cả nước đã có được lộ trình di chuyển dễ dàng, an toàn với trên 20 ngàn địa điểm đã có mặt trên ứng dụng D.Map.

T.Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)