Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ứng dụng công nghệ khảo sát năng lực ngoại ngữ học sinh: Hay nhưng nhiều băn khoăn

Tạp Chí Giáo Dục

S GD-ĐT TP.HCM mi đây đã ký kết hp tác 3 bên gia S GD-ĐT, EMG Education và Pearson Education. Vi hp tác này, Pearson và EMG Education tiếp tc trin khai các khung đánh giá năng lc tiếng Anh trên nn tng s ca Pearson, bao gm chng ch Pearson English International Certificate (PEIC) phiên bn thi trc tuyến trên máy tính.


TP.HCM s ng dng công ngh kho sát năng lc hc sinh thành ph

Kết qu kho sát dùng đ làm gì?

Thầy Huỳnh Khương Anh Dũng – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Bình (Q.Tân Bình) đánh giá, năng lực ngoại ngữ của học sinh THPT kế thừa từ chính các bậc học thấp hơn. Khả năng ngoại ngữ của học sinh gần đây đã được nâng lên đáng kể, minh chứng là môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM trong nhiều năm gần đây luôn đứng đầu cả nước.

Theo thầy Dũng, hiện nay việc dạy tiếng Anh ở bậc phổ thông được dạy song song 2 chương trình: Chương trình tiếng Anh của Bộ GD-ĐT và tiếng Anh theo chương trình nhà trường có sự tham gia của giáo viên nước ngoài với các yêu cầu phù hợp được sự đồng thuận ủng hộ cao của phụ huynh. Do vậy, việc ứng dụng CNTT vào khảo sát năng lực ngoại ngữ bậc THPT sẽ vừa thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số ngành giáo dục, vừa thực hiện đánh giá chuẩn đầu ra của học sinh.

Dù vậy, Hiệu trưởng này băn khoăn rằng chứng nhận khảo sát năng lực ngoại ngữ sẽ có giá trị như thế nào, giá trị được sử dụng ra sao, có được sử dụng trong các trường THPT không, có được sử dụng khi xét tuyển vào các trường đại học không…

Là trường thực hiện theo mô hình trường chất lượng cao tiên tiến hội nhập khu vực và quốc tế, thầy Nguyễn Vy Tường Thụy – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Tố (Q.10) cho biết, đầu vào học sinh lớp 6 tại trường có lựa chọn học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ FLYER từ 12 khiên trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương. Do vậy, trong quá trình giảng dạy, trường có nhiệm vụ tiếp tục giữ thành quả học tập này của học sinh ở cấp học dưới. Hiện nay, trường đang triển khai giảng dạy tiếng Anh tích hợp và tiếng Anh tăng cường. Trường ký kết với 2 trung tâm ngoại ngữ để hỗ trợ tổ chức giảng dạy tiếng Anh cho học sinh.


Nhiu nhà trưng băn khoăn rng kết qu kho sát đánh giá năng lc hc sinh s có giá tr thc tế ra sao

“Thực tế hiện nay trường có đủ cơ sở vật chất, phụ huynh cũng rất quan tâm đến việc giúp lấy chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cho học sinh. Do vậy, nếu Sở GD-ĐT TP.HCM có tổ chức khảo sát năng lực ngoại ngữ cho học sinh phổ thông trên nền tảng công nghệ thì nhà trường sẽ tổ chức khảo sát để vừa có căn cứ đánh giá năng lực trẻ, vừa giúp trẻ lấy được chứng chỉ ngoại ngữ…” – ông Nguyễn Vy Tường Thụy chia sẻ.

Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học (Q.1) là một trong 13 trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM; cô Trần Bé Hồng Hạnh – Hiệu trưởng nhà trường cho hay, trường luôn quan tâm đến việc học sinh lấy chứng chỉ ngoại ngữ khi yêu cầu chuẩn đầu ra tại trường là ít nhất 50% trẻ phải đạt chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Trong quá trình học, học sinh nhà trường tùy từng khối lớp sẽ được hỗ trợ ôn tập, giảng dạy để lấy các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế phù hợp với lứa tuổi. Trong đó, học sinh lớp 2, 3 sẽ lấy chứng chỉ STARTER, lớp 4 sẽ lấy chứng chỉ MOVERS, lớp 5 sẽ lấy chứng chỉ FLYER, ngoài ra còn là một số chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác…

“Nhà trường đưa ra các lộ trình giúp học sinh tiếp cận với từng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tùy theo cấp lớp, hỗ trợ học sinh luyện tập để giúp các em cọ xát. Việc đưa công nghệ số vào khảo sát đánh giá năng lực ngoại ngữ học sinh thì điều nhà trường băn khoăn nhất là kết quả khảo sát này sẽ được “phiêu” qua các cấp độ chứng chỉ ngoại ngữ khác như thế nào. Bên cạnh đó, khi tổ chức tại trường thì cần sự đầu tư lớn về đường truyền…” – cô Trần Bé Hồng Hạnh bày tỏ.

S kho sát c bc mm non

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho hay, hiện nay theo Thông tư 50 của Bộ GD-ĐT cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ. Tuy nhiên, trước đó TP.HCM đã thí điểm ở các trường mầm non, ở mức cho trẻ làm quen, không áp lực trẻ.

“Với trẻ mầm non, bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh thì cần phải tuyệt đối chính xác bởi là nền tảng để trẻ phát triển ngôn ngữ sau này. Việc chọn lựa giáo viên, khảo sát năng lực trẻ là quan trọng để uốn nắn trẻ. Khi đưa công nghệ vào khảo sát năng lực ngôn ngữ trẻ mầm non qua đó sẽ giúp các cơ sở giáo dục mầm non phát hiện, bồi dưỡng giáo viên thay đổi cách dạy trẻ tiếp cận ngôn ngữ chuẩn nhất” – ông Hiếu đánh giá.

Thông tin về việc khảo sát năng lực ngoại ngữ trẻ mầm non, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết Phòng Mầm non, Trung tâm Ngoại ngữ – Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ là đầu mối, đưa ra giá trị xác định từng giai đoạn và Sở GD-ĐT sẽ tổ chức khảo sát đánh giá năng lực ngôn ngữ của trẻ theo hình thức thường xuyên, định kỳ, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong trường mầm non, hướng đến trẻ tiếp cận ngôn ngữ chuẩn nhất, đạt yêu cầu chuẩn đầu ra.

“Việc khảo sát sẽ không đặt nặng rằng trẻ 3 tuổi, 4 tuổi hay 5 tuổi sẽ đạt được gì, quan trọng là uốn nắn kịp thời thông qua giải pháp công nghệ. Giải pháp này cho phép đảm bảo linh hoạt, khách quan, chính xác để đưa ra giải pháp, định hướng để thầy cô điều chỉnh học sinh từ sớm để trẻ tiếp cận được ngôn ngữ tốt nhất trong giai đoạn nền tảng. Mục tiêu lớn nhất là đưa thế hệ mầm non có thể sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2” – ông Hiếu nhấn mạnh.

Khương Yến

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)