Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ứng dụng IoT: Giúp giảm tình trạng thiếu máy thở cục bộ

Tạp Chí Giáo Dục

Bnh nhân s dng máy th ti Khoa Cp cu BV Nguyn Tri Phương

BV Nguyễn Tri Phương vừa đưa vào sử dụng sáng kiến “Ứng dụng IoT để quản lý và điều phối máy giúp thở giữa các khoa trong toàn BV”.

Ông Lê Trúc Phương – Trưởng phòng Công nghệ thông tin (CNTT), BV Nguyễn Tri Phương, chủ nhiệm của sáng kiến trên – cho biết, BV Nguyễn Tri Phương là một trong những BV tuyến cuối của TP. BV thường tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân nặng từ các BV khác chuyển đến, trong đó có nhiều bệnh nhân lớn tuổi, do đó nhu cầu sử dụng máy thở là rất lớn. Số lượng máy thở hiện có tại BV là rất hạn chế. Trước đây, nhiều trường hợp bệnh nhân suy hô hấp nặng hoặc ngưng thở được chuyển đến nhưng các máy thở trong khoa đều đang được sử dụng cho bệnh nhân khác. Theo đó các điều dưỡng phải gọi điện đến các khoa khác để mượn máy hoặc chuyển người bệnh đến. Quá trình thủ công đó rất mất thời gian, thiếu khách quan và không phải lúc nào cũng được đáp ứng. Đây cũng là hiện tượng không phải hiếm gặp ở các BV tuyến cuối của TP. Từ đó, Ban Giám đốc BV đã giao nhiệm vụ cho Phòng CNTT nghiên cứu và sử dụng công nghệ để phản ánh tình trạng sử dụng thực của máy thở. Theo đó sáng kiến “Ứng dụng IoT để quản lý và điều phối máy giúp thở giữa các khoa trong toàn BV” đã ra đời.

Tận dụng hạ tầng CNTT sẵn có của BV, các chuyên gia CNTT đã thiết lập nên hạ tầng cho IoT của BV, từ đó các máy thở được định danh và truyền thông tin tình trạng hoạt động qua mạng wifi của BV. Lãnh đạo BV cũng phân quyền cho các trưởng khoa chủ động giải quyết cho mượn máy thở lẫn nhau khi khoa hết máy thở giúp cho công tác cấp cứu người bệnh được kịp thời.

Cũng theo ông Phương, sau khi đưa vào hoạt động, hiệu quả của sáng kiến đã được ghi nhận. BV cũng đã giới thiệu để nhân rộng vì sáng kiến này không đòi hỏi nhiều kinh phí nhưng mang lại hiệu quả thiết thực. Trong thời gian tiếp theo, các chuyên gia CNTT tiếp tục hoàn thiện sản phẩm này bằng cách tạo ra giao diện thân thiện hơn với người sử dụng và sẽ xây dựng ứng dụng trên điện thoại thông minh giúp cho lãnh đạo các khoa và lãnh đạo BV dễ dàng giám sát tình hình sử dụng máy thở mọi lúc, mọi nơi.

Đánh giá về hiệu quả của sáng kiến, BS.CKII Võ Đức Chiến – Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương – cho hay, sau khi đưa vào sử dụng sáng kiến, các BS đã kịp thời điều phối máy thở giữa các khoa, hỗ trợ điều trị tốt nhất cho người bệnh theo đúng mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm, xóa được tình trạng bệnh nhân phải chờ đợi do cách làm thủ công. Sáng kiến đã hỗ trợ người quản lý trong BV không còn lúng túng, dù trong bất cứ thời điểm nào các khoa luôn biết có nguồn máy thở ở khoa phòng nào khi tiếp cận bệnh nhân suy hô hấp có chỉ định máy thở.

Tin, ảnh: Hoài Thương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)