Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Unilever Việt Nam cải thiện điều kiện vệ sinh tại Việt Nam

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 14/11/2011, Hưởng ứng ngày Nhà vệ sinh thế giới 19/11, công ty Unilever Việt Nam và nhãn hàng Vim chính thức công bố cam kết về cải thiện điều kiện vệ sinh và chương trình hành động tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2016.

Chương trình này được thực hiện với sự phối hợp của Bộ GD-ĐT, nhằm giáo dục hành vi, nhận thức và cải thiện điều kiện vệ sinh cho các trường tiểu học trên toàn quốc trong thời gian 5 năm với tổng trị giá 26 tỷ đồng. Ngoài ra, nội dung cam kết còn bao gồm sự hợp tác giữa công ty Unilever Việt Nam – nhãn hàng Vim và Tổ chức Nhà vệ sinh thế giới (World Toilet Organization) triển khai thí điểm mô hình Học viện Vệ Sinh Vim tại Việt Nam.
Theo đó, trọng tâm của thỏa thuận ký kết giữa Bộ GD-ĐT và Công ty Unilever Việt Nam là Phối hợp thực hiện giáo dục chuyên đề vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường tại 1.000 trường tiểu học trong cả nước với tổng giá trị tài trợ là 10 tỷ đồng;  Xây dựng nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế tại 400 trường tiểu học trên toàn quốc với tổng trị giá tài trợ là 16 tỷ đồng. Ước tính có khoảng 2.000.000 lượt học sinh tiểu học sẽ được sử dụng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn trong chương trình này. Song song đó, Unilever Việt Nam – nhãn hàng Vim còn phối hợp với Tổ Chức Nhà Vệ Sinh Thế Giới, một tổ chức phi chính phủ, thực hiện thí điểm mô hình Học Viện Vệ Sinh Vim tại Việt Nam. Học viện này sẽ đào tạo các cá nhân và đơn vị có quan tâm đến việc kinh doanh ngành hàng thiết bị vệ sinh bao gồm nguồn cung ứng, mua bán, và bảo trì thiết bị vệ sinh; về những thông tin và phương pháp sử dụng và bảo quản nhà vệ sinh một cách bền vững, từ đó góp phần nâng cao nhận thức điều kiện vệ sinh trong cộng đồng tại Việt Nam.
Ông JV Raman, Chủ tịch công ty Unilever Việt Nam cho biết:
Sử dụng nhà vệ sinh sạch quyền cơ bản của con người, tuy nhiên có đến 2,6 tỷ người đang sống trong tình trạng nhà vệ sinh không đạt chuẩn. Con số này chiếm gần 2/5 dân số thế giới
Tại Việt Nam, chỉ có  ½  dân số ở nông thôn có nhà vệ sinh  chỉ 1/5 trong số đó được sử dụng nhà vệ sinh đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh của Bộ Y tế.
Năm 2001, mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về vệ sinh được đặt ra với chỉ tiêu giảm một nửa dân số trên toàn thế giới đang không được sử dụng thiết bị vệ sinh cơ bản cho đến năm 2015. Chúng ta đã đạt được những thành công đáng khích lệ, tuy nhiên đó vẫn còn một chặng đường dài phía trước.
P.V


 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)