Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ước mơ dang dở của nữ sinh bị suy tủy

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng ngày này, gia đình ông Phan Văn Bình (54 tui, Q.6, TP.HCM) như đang ngi trên đng la. Con gái ông – em Phan Hiu Phi (cu hc sinh lp 12A2 Trưng THPT Nguyn Thái Bình, Q.Tân Bình) va bưc sang tui 18 cùng căn bnh him nghèo: suy ty. Gia cnh khó khăn, chi phí thay ty cho Phi lên đến hàng t đng, nhưng điu mà ông Bình lo lng nht là không biết có ty đ thay cho con không.

Hàng ngày, Phan Hiu Phi luôn phi đeo khu trang đ tránh tình trng st nhim khun do căn bnh suy ty gây ra

Đầu tháng 6, như các bạn cùng trang lứa, Phi chạy đua với thời gian bước vào những ngày miệt mài ôn thi THPT quốc gia cùng bao hoài bão, ước mơ của tuổi trẻ. Em ước mơ mình trở thành một hướng dẫn viên du lịch, được đặt chân đến mọi miền của Tổ quốc, mang nét đẹp đó đến bạn bè quốc tế. Thế nhưng, một ngày giữa tháng 6, khi bước chân lên cầu thang lớp học, Phi thấy choáng váng rồi ngã quỵ. Cùng với đó, trên cơ thể em cũng xuất hiện những đốm đỏ, vết bầm không rõ nguyên nhân và mệt mỏi thất thường. “Em chỉ nghĩ chắc do mình ôn thi căng thẳng quá. Nhưng khi làm xét nghiệm máu ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bác sĩ nói em phải nhập viện ngay, truyền máu gấp để giữ mạng sống… Khi đó, em thật sự không hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình”, Phi nhớ lại.

“Nhìn dáng ba đi liêu xiêu trong hành lang bnh vin, dáng m già sm sau di chng ca mt cơn tai biến cùng toan lo v căn bnh ca mình khiến em luôn khát khao đưc sng, đưc hc tp, làm vic đ phng dưng ba m. Hơn bao gi hết, em ch ưc mình đưc khe mnh”, Phi bày t.

Kết quả xét nghiệm cho thấy tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu trong máu Phi giảm, thấp gấp nhiều lần cho phép, các bác sĩ nghĩ đến tình huống xấu nhất: Phi mắc bệnh ung thư máu. Em cũng ngờ ngợ khi lén ba mẹ lên mạng tìm hiểu. “Ngày đầu phát hiện bệnh, em khóc rất nhiều nhưng vẫn vào bệnh viện điều trị và đến trường ôn thi. Thậm chí, những ngày nhập viện điều trị em vẫn cố gắng ôn thi. Về sau, khi tiểu cầu xuống thấp quá, em được chuyển sang Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM. Tại đây, các bác sĩ điều trị sợ em sẽ bị xuất huyết não nếu tiếp tục ôn tập căng thẳng. Mọi người nói: thôi không thi cũng được, giờ tính mạng quan trọng hơn…”, Phi cho biết.

Phi được kết luận mắc bệnh suy tủy, căn bệnh cũng nguy hiểm như ung thư máu nhưng vẫn có hy vọng sống khi chỉ cần thay tủy mới. Nhưng tủy của các thành viên trong gia đình đều không thích hợp để thay cho em. Phương án thay thế là sử dụng tế bào gốc từ Đài Loan. “Bệnh viện ước tính chi phí khoảng trên 1 tỷ đồng. Thế nhưng, các bác sĩ cũng nói rằng điều này là hên xui. Trong khi chờ đợi bệnh viện bên Đài Loan tìm kiếm tủy thì cứ cách 5 ngày, Phi lại phải vào bệnh viện để truyền máu. Mỗi lần truyền như thế chi phí là 15 triệu đồng”, ông Bình cho biết.

Ông Bình cho biết thêm, hiện tại việc truyền máu mỗi tuần cũng chỉ là phương án cấp cứu tạm thời. Bởi nếu vô máu quá nhiều sẽ gây ra tác dụng ngược, làm cho việc vô tủy sau này không hiệu quả cũng như cơ thể Phi không tiếp nhận. “Nhưng đâu còn phương án nào khác. Nếu không vô máu, con bé sẽ gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Bây giờ, tôi chỉ mong may mắn sẽ mỉm cười với con. 1 tỷ đồng, số tiền quá lớn so với công việc sửa xe hàng ngày nhưng để con khỏi bệnh, ngược xuôi thế nào tôi cũng chịu”, ông Bình bộc bạch.

Những ngày tiếp theo, khi bạn bè ôn thi, rồi bồi hồi chia tay trường lớp và tham dự kỳ thi quan trọng bậc nhất trong đời thì Phi nằm trên giường bệnh, khoác lên mình bộ đồ bệnh nhân và… khóc. “Có lẽ em đã bỏ lỡ rất nhiều những khoảnh khắc đẹp trong đời. Giữa 4 bức tường trong phòng bệnh, những câu hỏi: tại sao lại là mình, tại sao mình không được quyền khỏe mạnh như các bạn, tại sao bệnh lại đúng thời điểm này… luôn khiến em thấy tủi thân. Cũng đúng thời gian này, em nhận được tin đậu vào Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và ĐH Văn Hiến bằng hình thức xét tuyển học bạ. Nhìn dáng ba đi liêu xiêu trong hành lang bệnh viện, dáng mẹ già sọm sau di chứng của một cơn tai biến cùng toan lo về căn bệnh của mình khiến em luôn khát khao được sống, được học tập, làm việc để phụng dưỡng ba mẹ. Hơn bao giờ hết, em chỉ ước mình được khỏe mạnh”, nước mắt chực trào, Phi bày tỏ.

Nhà trưng xin đc cách xét tt nghip cho Phi

“Với trường hợp của Phan Hiểu Phi, nhà trường đã kêu gọi sự ủng hộ để giúp đỡ gia đình em phần nào về mặt tài chính. Đồng thời, nhà trường đã gửi đơn, hồ sơ của gia đình và làm công văn gửi Sở GD-ĐT TP.HCM để sở gửi Bộ GD-ĐT xin đặc cách xét tốt nghiệp THPT cho trường hợp của Phi. Tuy nhiên, trường hợp của Phi lại có một số vướng mắc, không đủ điều kiện để xét đặc cách tốt nghiệp THPT như: Học lực của em ở mức trung bình; điểm trung bình 2 môn văn, toán cũng không đạt tiêu chuẩn. Vậy nhưng, nhà trường đã trình bày rất rõ hoàn cảnh bệnh tình của em. Hy vọng rằng Bộ GD-ĐT sẽ xem xét kỹ trường hợp của Phi, trao cho em một cơ hội để em tiếp tục thực hiện ước mơ của mình khi bệnh tình thuyên giảm”, thầy Đặng Đình Quý (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Bình) cho biết.

Đồng hành cùng Phi trong cơn bạo bệnh còn là tình cảm của thầy cô, bạn bè và cả những người em chưa từng quen tên, biết mặt. “Có nhiều bạn học, thậm chí là khác lớp, khác trường cũng viết những lá thư tay gửi đến cho em. Mỗi sáng sớm, nhiều tin nhắn từ bạn bè và những người không quen động viên em. Tất cả những tình cảm này đều là động lực để em có niềm tin vào cuộc sống, vượt lên trên bệnh tật. Được sống tiếp hay không, nhiều khi đó không phải là quyền mình được lựa chọn. Nhưng em nghĩ, mình được quyền chọn niềm lạc quan, yêu đời, yêu người, quyền được hy vọng bất cứ giây phút nào mình còn sống”, Phi chia sẻ.

Bài, nh: Yến Hoa

Bình luận (0)