Những giọt nước mắt tuôn dài, đầm đìa trên khuôn mặt, những tiếng khóc than thảm thiết của những bậc phụ huynh có con, em bị đuối nước đến bao giờ có thể chẩm dứt? có lẽ đã đến lúc mỗi người chúng ta cần phải nhận thức sâu sắc về những thảm họa của tai nạn đuối nước, nguyên nhân dẫn đến cái chết nhiều thứ hai tại Việt Nam chỉ sau tai nạn giao thông.
ACP đang tập huấn kỹ năng phòng chống đuối nước cho HS tiểu học trường Nguyễn Minh Quang
Ba năm trở lại đây trung bình 2000 ca tử vong do đuối nước ở trẻ em. Đáng sợ hơn tỷ lệ đuối nước phần đông đang ở độ tuổi từ 5-14, độ tuổi học sinh, độ tuổi mà các em mới chỉ đang chập chững bước những bước nhỏ vào đời. Đặc biệt tình trạng báo động đó là số vụ đuối nước tập thể ( từ 2 em trở lên đang có dấu hiệu tăng). Những vụ điển hình về đuối nước tập thể chỉ riêng đầu năm 2019 đã là, vụ thiệt mạng nhiều nhất là 08 em học sinh ở Hòa Bình là một thảm kịch thương tâm ập đến với gia đình các em, với các thầy cô và nhà trường.
Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra phân tích nhưng theo chúng tôi, những giáo viên giảng dạy bộ môn bơi lội và kỹ năng phòng chống đuối nước đã dạy hàng chục ngàn em học sinh thì nguyên nhân quan trọng nhất là việc nhận thức của các bậc phụ huynh, các em học sinh về kỹ năng an toàn nước còn rất hạn chế. Việc biết bơi không đồng nghĩa với việc có thể tự cứu được bản thân nếu không biết các kỹ năng thoát hiểm dưới dòng nước.
Biệt đội cứu hộ – Trung tâm Phòng chống đuối nước ACP
Với trách nhiệm của những người đang công tác trong nghành giáo dục luôn mong muốn nỗ lực giảm thiểu tai nạn đuối nước và một ước mơ rằng đến một ngày không xa sẽ không còn những vụ đuối nước thương tâm sảy đến với các em nhỏ. Tháng 7/2019, Trung tâm Phòng chống đuối nước ACP (cơ sở đặt tại Quận 9, TP.HCM) đã thành lập một đội tuyên truyền chuyên trách về kỹ năng phòng chống đuối nước cho đối tượng học sinh và giáo viên các trường lấy tên “Biệt đội cứu hộ” để tổ chức các buổi tuyên truyền những kiến thức: an toàn trong môi trường nước, kỹ năng phòng, chống đuối nước, và kỹ năng giúp người bị nạn khi bị đuối nước.
Trước giờ tập huấn
Biệt đội cứu hộ gồm có 9 thành niên ưu tú là: Thầy Phạm Văn Tuân – Đội trưởng (Phó Trưởng bộ môn bơi lội trường ĐH. TDTT – Phó giám đốc); Thầy Kasor Hải – Đội phó; Thầy Nguyễn Thanh Vâng; Thầy Phạm Xuân Mạnh; Cô Cao Thị Mỹ Hằng; Cô Đặng Thị Yên; Thầy Hồ Hữu Long; Thầy Huỳnh Ngọc Huy và Thầy Phạm Ý. Tất các thành viên đều có nhiều kinh nghiệm về giảng dạy bơi lội và là lực lượng nòng cốt sẵn sàng tham gia, hỗ trợ hoạt động tuyên truyền kiến thức, tập huấn cứu hộ, kỹ năng phòng chống đuối nước cho giáo viên và học sinh các trường ở tất cả các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Chỉ sau hơn hai tháng đi vào hoạt động, “Biệt đội cứu hộ ” đã liên hệ được 29 trường tiểu học và trung học cơ sở; đã tuyên truyền được 19 trường với số lượng khoảng hơn 23.000 học sinh, đồng thời tập hợp và huấn luyện được một “Biệt đội cứu hộ nhí” gồm 3 thành viên là các em học sinh dưới 14 tuổi của quận 9 để tham gia Hội thi cứu hộ toàn thành phố và đã đạt giải Ba. Góp phần tạo động lực cho các em học sinh khác phấn đấu học tập, rèn luyện các kỹ năng cứu đuối nhằm bảo vệ bản thân và giúp đỡ người khác khi có sự cố
ACP tập huấn phòng chống đuối nước vho GV và HS trường Tiểu học Trường Thạnh
Mục tiêu năm học 2019-2020 của ACP sẽ là tuyên truyền đến 1 triệu em học sinh các kiến thức về phòng chống đuối nước. Dù nắng hay mưa, dù sớm hay trễ, dù xa hay gần Biệt đội cứu hộ vẫn luôn có mặt để mang đến những bài học bổ ích cho thầy cô và các em học sinh bởi niềm vui của Biệt đội cứu hộ chính là được các thầy cô giáo cùng các em học sinh trân trọng kiến thức mà Trung Tâm Phòng Chống Đuối Nước ACP đã dày công nghiên cứu và các Huấn luyện viên đã tâm huyết truyền đạt.
Quý nhà trường, quý thầy cô muốn liên hệ tổ chức tuyên truyền vui lòng liên hệ số điện thoại. + Thầy Nam: 0906.42.77.77 + Thầy Hải: 039.78.95.278 Hoặc nhắn tin trên Fanpage của trung tâm: acp dạy bơi thần tốc Biệt đội cứu hộ luôn sẵn sàng để phục vụ |
T.D.V
Bình luận (0)