Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Ươm mầm đam mê nghiên cứu khoa học cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Sau 10 năm đưa cuc thi nghiên cu khoa hc (NCKH) vào t chc cho hc sinh trung hc, phong trào NCKH đã đưc các trưng trên đa bàn TP.HCM chú trng, đy mnh, to môi trưng đ hc sinh ng dng kiến thc đã hc vào thc tế cuc sng.


Phong trào NCKH  hc sinh trung hc là sân chơi khơi lên đam mê NCKH t sm cho hc sinh

Sân chơi trí tu, ươm mm đam mê

Trường THPT Trần Văn Giàu (Q.Bình Thạnh) lâu nay được xem là điểm sáng về phong trào NCKH của học sinh phổ thông tại TP.HCM. Những đề tài, dự án của học sinh được đầu tư một cách nghiêm túc, xuất phát từ mong muốn giải quyết những tồn tại trong cuộc sống xung quanh các em. Đại diện nhà trường chia sẻ, trường luôn tạo điều kiện để học sinh tham gia sân chơi NCKH, đưa hoạt động NCKH vào trong từng môn học thông qua việc “học đi đôi với hành”, để làm sao đứng trước các vấn đề của cuộc sống, các em có thể đặt vấn đề, tìm lời giải từ chính kiến thức của mình. “NCKH trang bị cho học sinh tư duy giải quyết vấn đề, sắp xếp vấn đề một cách linh hoạt, khoa học. Đặc biệt, từ sân chơi này đã khơi lên đam mê cho học sinh, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh theo các lĩnh vực về khoa học, tự nhiên”, đại diện nhà trường cho hay.

Nhiều năm hướng dẫn học sinh NCKH, thầy Đỗ Quốc Anh Triết (giáo viên tin học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5) đánh giá, điều quan trọng nhất mà NCKH mang đến cho học sinh là tạo sân chơi, môi trường để các em mạnh dạn, tự tin, vượt qua giới hạn của bản thân tìm cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Giáo viên chỉ đóng vai trò dẫn dắt, thậm chí ở nhiều đề tài, chính giáo viên phải cùng học sinh mày mò, học hỏi thêm những kiến thức mới. “Năm 2016, các em học sinh có đặt vấn đề nghiên cứu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI). Để hỗ trợ học sinh trong khi bản thân không có kinh nghiệm, chính tôi phải học, phải cùng các em đi gặp chuyên gia, đến trường đại học tìm hiểu thêm. NCKH là sân chơi mang đến nhiều cơ hội cho học sinh. Các em đến với khoa học trước hết bằng niềm ham thích, mong muốn dùng kiến thức, hiểu biết của mình để giải quyết những tồn tại trong cuộc sống dưới góc nhìn của các em. Nhiều học sinh đã nhận được học bổng danh giá tại các trường đại học lớn trên thế giới, và nhiều em vẫn tiếp tục theo đuổi niềm say mê NCKH của mình ở bậc đại học, phát triển các cơ hội nghề nghiệp”, thầy Triết chia sẻ.

TS. Phạm Đăng Khoa (Trưởng phòng GD-ĐT Q.3) cho biết, STEM đi từ những mô hình đơn giản, cơ bản ứng dụng kiến thức bài học vào thực tế như làm đèn học, làm đèn pin từ vật liệu tái chế, sản phẩm chống gù lưng cho học sinh, nhưng thông qua đó từng bước hình thành trong học sinh tư duy giải quyết vấn đề, là bước đệm thúc đẩy đam mê cho các em NCKH; là nền tảng để khơi lên sự yêu thích cũng như phát triển đam mê NCKH ở học sinh. “Góc nhìn, tư duy của thầy cô và học sinh trước các vấn đề là khác nhau. Thầy cô không thể làm thay cho học sinh với các đề tài NCKH mà chỉ có thể hướng dẫn, định hướng các em phát triển sâu đề tài. Trong cuộc thi NCKH, quận không áp đặt chỉ tiêu lên các trường mà phát triển như một sân chơi thực chất, với những đề tài gần gũi mà học sinh có thể dùng những kiến thức mình đã học cùng sự định hướng của giáo viên để triển khai”, ông Khoa khẳng định.

Đ cao tính liêm chính, s t trng trong NCKH

TS. Nguyễn Đức Nghĩa (nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM) chỉ rõ, NCKH sẽ gia tăng các trải nghiệm cho học sinh, đẩy mạnh việc giảng dạy STEM trong nhà trường, là cầu nối để các trường đưa việc học gắn liền với thực tiễn, tác động đến việc thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018; tạo động lực, yêu thích NCKH cho học sinh phổ thông. Mặc dù vậy, theo ông Nghĩa, lâu nay kết quả cuộc thi NCKH được dùng để xét tuyển vào các trường đại học khiến có lúc, có nơi việc NCKH bị biến tướng với các đề tài nghiên cứu xa rời thực tế, thậm chí to tát so với tầm kiến thức học sinh. “Nên trả NCKH của học sinh phổ thông về đúng vị trí, làm sao kích thích được tinh thần yêu khoa học, giúp học sinh có phương pháp NCKH từ sớm để sau này có thể trở thành những sinh viên, nhà nghiên cứu khoa học tốt hơn là kết quả cuộc thi chỉ dùng để xét tuyển đại học. Hội đồng chấm thi cũng cần phải có các giải pháp để đảm bảo rằng công sức chính của việc nghiên cứu là học sinh, với sự hỗ trợ dẫn dắt của giáo viên, nhà khoa học…”, ông Nghĩa đề xuất.


TP.HCM chú trng đ cao tính liêm chính trong khoa hc vi sân chơi NCKH dành cho hc sinh trung hc

Trong khi đó, theo NGND.PGS.TS Hồ Thanh Phong, NCKH ở học sinh phổ thông để thực chất như đúng mục tiêu mà cuộc thi hướng tới thì người lớn đừng bao giờ gây áp lực chỉ tiêu, giải thưởng lên học sinh. Hãy để các em tham gia với niềm vui, say mê, ham thích được ứng dụng, tham gia vì đề tài mang đến lợi ích. “Chúng ta cần hướng đến cho học sinh NCKH với tâm thế hồn nhiên thì đề tài, sản phẩm của các em cũng hướng tới tính cộng đồng hơn là những mục tiêu phải đạt được cái này cái kia. Vai trò của trường phổ thông và giáo viên lúc này là cứ đặt ra vấn đề và gợi mở, hướng dẫn học sinh, tạo môi trường để các em đến với khoa học một cách hồn nhiên”, ông Phong đặt vấn đề.

Ông Nguyễn Bảo Quốc (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) nhấn mạnh, TP.HCM luôn đề cao tính liêm chính khoa học, sự tự trọng trong học tập và NCKH. Nhiều năm qua, thành phố đã áp dụng rất nhiều giải pháp nhằm hạn chế tối đa các tiêu cực trong cuộc thi NCKH ở học sinh phổ thông. Theo đó, ở vòng sơ khảo, do chỉ chấm trên hồ sơ, không tiếp xúc với học sinh nên việc hạn chế thấp nhất các tiêu cực rất được chú trọng. Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ áp dụng một số các giải pháp sau: Sử dụng phần mềm “chống đạo văn”; chú ý cách thể hiện, các chỉ báo: Sự phù hợp giữa kiến thức, trình độ học sinh với nội dung, phương pháp thực hiện; sự phù hợp, khoa học giữa các yếu tố thời gian, cơ sở vật chất, phương tiện nghiên cứu; cách thức thể hiện việc nghiên cứu; so sánh đối chiếu dự án dự thi với các nghiên cứu trước đó và giữa các dự án cùng đề tài; sự đảm bảo của ban giám hiệu nhà trường về dự án dự thi của học sinh; xác minh tính trung thực qua việc trao đổi trực tiếp với giáo viên  hướng dẫn và học sinh. Còn ở vòng chung kết cấp thành phố, nội dung quan trọng nhất để hạn chế các tiêu cực trong cuộc thi là phỏng vấn của ban giám khảo với học sinh. Các câu hỏi của ban giám khảo sẽ giúp học sinh thể hiện được rõ nét năng lực của bản thân.

Bài, ảnh: Quang Long

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)