Rất nhiều người uống trong khi ăn bởi họ thấy ngon miệng, dễ nuốt thức ăn hơn. Nhưng đó chỉ là “bề nổi”, ẩn sâu trong đó là những nguy cơ…
Trên thời báo timesofindia, chuyên gia tư vấn chế độ ăn chay người Ấn Độ, ông Shonali Sabherwal cho biết “Hầu hết mọi người uống nước trong khi ăn bởi cho rằng nước có thể khiến thức ăn đi xuống một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, họ không biết rằng đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và có hại cho hệ tiêu hóa”.
Ông Shonali giải thích rằng uống nước trong khi ăn có thể gây ức chế hệ thống tiêu hóa và làm tăng đáng kể lượng insulin. Đối với những người gặp vấn đề với đường tiêu hóa, hậu quả còn nghiêm trọng hơn nhiều.
“Dạ dày có khả năng nhận biết thời điểm chúng ta ăn và ngay lập tức tiết ra các dịch tiêu hóa. Nếu bắt đầu uống nước ngay lúc này đồng nghĩa với việc làm trôi đi các dịch vị vốn được tiết ra để tiêu hóa thức ăn bởi vậy sẽ làm giảm hoạt động của hệ thống tiêu hóa”, ông Shonali cho biết thêm.
Uống trong khi ăn cũng có thể làm tăng lượng insulin, kéo theo đó là tích trữ chất béo.
Để tránh uống nhiều nước trong khi ăn, ông Shonali đưa ra một số lời khuyên: không nên ăn thức ăn quá mặn bởi có thể gây khát nước và cố gắng ăn chậm.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng uống một chút nước trong bữa ăn không thực sự có hại nhưng uống một, hai hay thậm chí nhiều cốc nước sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng:“Tốt nhất là nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn 2 tiếng sẽ giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn”.
Theo Dân trí
Bình luận (0)