Bộ GD&ĐT cho biết sẽ dành các chỉ tiêu ưu tiên cho các trường ĐHSP trọng điểm và các trường SP còn nhiều khó khăn để cử học viên đi đào tạo ở các nước tiên tiến theo các đề án của Bộ. Đồng thời, có cơ chế chính sách ưu tiên, trọng dụng những người đã qua đào tạo tại nước ngoài trở về công tác tại các trường.
Bộ cũng tạo cam kết sẽ tiếp tục bổ sung và sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường công tác quản lý các hoạt động HTQT và khuyến khích việc đào tạo bồi dưỡng giảng viên có trình độ cao
Đồng thời, tạo điều kiện để các trường phổ thông chuyên, các trường thực hành thuộc các trường sư phạm mở rộng giao lưu, hợp tác với các đối tác quốc tế thông qua việc trao đổi học sinh, giáo viên…
Bộ GD&ĐT cũng sẽ tiếp tục phân cấp, trao quyền tự chủ cho các đơn vị có đủ năng lực để tăng cường tính chủ động sáng tạo của các trường trong các hoạt động HTQT.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường có kế hoạch đầu tư thích đáng cho công tác HTQT cả về cơ sở vật chất, tài chính và con người; hình thành mạng lưới thông tin giữa các trường có cùng chuyên ngành sư phạm ở trong nước với nước ngoài để có thể tiếp cận tri thức một cách dễ dàng và chia sẻ thông tin.
Tận dụng triệt để các nguồn học bổng để gửi các giảng viên, cán bộ nghiên cứu, sinh viên đi đào tạo, thực tập, nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục nước ngoài, phấn đấu tăng nhanh số lượng thạc sỹ, tiến sỹ trong các trường; có chính sách động viên, thu hút đội ngũ trí thức Việt Kiều về nước tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH, CĐ.
Đồng thời, tạo điều kiện để các trường phổ thông chuyên, các trường thực hành thuộc các trường sư phạm mở rộng giao lưu, hợp tác với các đối tác quốc tế thông qua việc trao đổi học sinh, giáo viên…
Bộ GD&ĐT cũng sẽ tiếp tục phân cấp, trao quyền tự chủ cho các đơn vị có đủ năng lực để tăng cường tính chủ động sáng tạo của các trường trong các hoạt động HTQT.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường có kế hoạch đầu tư thích đáng cho công tác HTQT cả về cơ sở vật chất, tài chính và con người; hình thành mạng lưới thông tin giữa các trường có cùng chuyên ngành sư phạm ở trong nước với nước ngoài để có thể tiếp cận tri thức một cách dễ dàng và chia sẻ thông tin.
Tận dụng triệt để các nguồn học bổng để gửi các giảng viên, cán bộ nghiên cứu, sinh viên đi đào tạo, thực tập, nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục nước ngoài, phấn đấu tăng nhanh số lượng thạc sỹ, tiến sỹ trong các trường; có chính sách động viên, thu hút đội ngũ trí thức Việt Kiều về nước tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH, CĐ.
Theo Hiếu Nguyễn
(GD&TĐ)
Bình luận (0)