Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ưu tiên mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Tạp Chí Giáo Dục

Thng Phm Minh Chính va ch trì Hi ngh trc tuyến Chính ph vi đa phương và phiên hp Chính ph thưng k tháng 9 năm 2022. Ti đây, Thng nhn mnh, trong nhng tháng còn li ca năm 2022, các b ngành, đa phương cn n lc vưt qua khó khăn, đc bit ưu tiên mc tiêu gi vng n đnh kinh tế vĩ mô…


Th tưng ch đo gii quyết dt đim tình trng thiếu thuc, vt tư y tế

Tăng trưng kinh tế phc hi mnh m

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, kinh tế – xã hội (KT-XH) tháng 9 và 9 tháng phục hồi tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, khởi sắc trên nhiều lĩnh vực. Trong đó các kết quả nổi bật phải kể đến đó là tiếp tục kiểm soát tốt dịch Covid-19 trên toàn quốc; Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; Thu ngân sách Nhà nước 9 tháng ước đạt 94% dự toán, tăng 22%; Tăng trưởng kinh tế phục hồi mạnh mẽ; GDP 9 tháng tăng 8,83% – cao nhất cùng kỳ từ năm 2011 đến nay; An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tiếp tục được nâng lên…

Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; sức ép lạm phát ở trong nước vẫn còn tiềm ẩn, gây nguy cơ bất ổn vĩ mô; Giải ngân đầu tư công chậm được cải thiện; Việc triển khai một số chính sách của Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, 3 chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế; Hoạt động sản xuất kinh doanh ở một số lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn; Thị trường bất động sản tiềm ẩn rủi ro, trầm lắng; nợ xấu có xu hướng tăng.

Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo, từ nay đến cuối năm là thời gian nước rút để về đích. Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương cần nỗ lực khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức. Trong đó, bảo đảm chất lượng, tiến độ các đề án. Kiên trì, nhất quán, xuyên suốt, ưu tiên mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, triển khai chương trình đầu tư công trung hạn, chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, 3 chương trình mục tiêu quốc gia theo tinh thần Nghị quyết số 124 của Chính phủ. Đồng thời theo dõi sát diễn biến thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định giá cả, không để thiếu hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý; tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược; tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách hành chính, lập quy hoạch; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

TP.HCM đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Tại hội nghị, lãnh đạo TP.HCM đã báo cáo về tình hình KT-XH trên địa bàn. Theo đó, tăng trưởng kinh tế quý 3 đạt 30,02%, tính chung 9 tháng đạt 9,97%, thu ngân sách của TP tính đến hiện tại đạt 350.000 tỷ đồng, đạt 90,05% kế hoạch năm, FDI ở tốp đầu của cả nước. Tuy nhiên, theo ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM – thì vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp; Công tác quy hoạch triển khai chậm, cộng với quy mô, độ phức tạp của TP nên chậm hơn so với cả nước. Tiến độ tiêm vắc-xin mũi 2 ở nhóm trẻ 5-12 tuổi và mũi tăng cường cho nhóm từ 12-18 tuổi trên địa bàn còn thấp. Mặt khác, năng lực hấp thụ vốn còn nhiều hạn chế. Thu hút đầu tư xã hội đến hiện tại chỉ đạt 20,4%, trong khi mục tiêu TP đề ra đến năm 2025 phải huy động được 35% so với GDP của TP. Tỷ lệ doanh nghiệp khó khăn, ngưng hoạt động còn ở mức cao. Vốn FDI tuy tăng nhưng các dự án nhỏ, chủ yếu tăng vốn mở rộng, điều này bắt buộc TP phải suy nghĩ cách thức, giải pháp để huy động đầu tư xã hội tốt hơn.

Cũng theo ông Mãi, trong 3 tháng cuối năm, TP.HCM sẽ tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, môi trường đầu tư, thực hiện có hiệu quả chủ đề năm, đưa vào vận hành Cổng dịch vụ công của TP kết nối với cổng quốc gia. Đồng thời, đưa vào vận hành nền tảng quy hoạch KT-XH của TP cũng như theo dõi kết quả trả lời những kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. TP cũng tiếp tục phát huy có hiệu quả các tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của người dân và doanh nghiệp. “TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm thành lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho TP như Thủ tướng đã chỉ đạo”, ông Mãi kiến nghị.

Gii quyết dt đim tình trng thiếu thuc

Tại hội nghị, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thừa nhận, mặc dù ngành y tế rất cố gắng nhưng tới thời điểm này vẫn chưa xử lý được tình trạng thiếu thuốc. Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ ngành để tháo gỡ vấn đề này nhưng do một số nội dung vướng từ trong các điều luật như Luật Dược, Luật Đấu thầu nên chưa thể thực hiện. Cụ thể, Luật Dược (năm 2016) ban hành rất chặt vì vậy trong quá trình tổ chức thực hiện có vướng mắc và làm chậm việc triển khai thực hiện, Bộ Y tế đã trình Chính phủ để cho ý kiến sửa đổi. Bộ Y tế cũng đã phối hợp Bộ Kế hoạch – Đầu tư bổ sung những nội dung liên quan đến Luật Đấu thầu, trong đó có đấu thầu lĩnh vực y tế nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt, bộ đang tập trung sửa Thông tư 15 về đấu thầu thuốc, Thông tư số 14 về trang thiết bị y tế để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương.

Theo bà Lan, đây là 2 thông tư rất quan trọng nhưng việc sửa đổi phải đúng quy trình và cần thời gian. Do đó, Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng cho phép chỉnh sửa theo hình thức rút gọn để đảm bảo thời gian tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.

Về vấn đề của ngành y tế, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình phòng, chống dịch Covid-19, tiêm vắc-xin. Đặc biệt, bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế; giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế…

“Vừa qua, TP.HCM và Hà Nội đã rất chủ động trong công tác này. Các địa phương khác cũng phải chủ động, nên học tập, trao đổi kinh nghiệm trong xử lý vấn đề. Dứt khoát không để thiếu thuốc trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Các vấn đề thuộc Chính phủ, bộ ngành thì các cơ quan tham mưu giúp Chính phủ xử lý nhanh. Liên quan thuốc men, sinh phẩm thuộc Bộ Y tế cũng phải xử lý nhanh theo tinh thần rút gọn văn bản để kịp thời gian và đạt hiệu quả”, Thủ tướng chỉ đạo.

Ông Mãi thông tin thêm, hiện TP.HCM đang tập trung các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, công tác quy hoạch. Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, trong đó có dự án Vành đai 3, Metro số 1, chuẩn bị khởi công gói hạ tầng của Metro 2 và tiếp tục triển khai chương trình nhà ở.

“TP.HCM kiến nghị các bộ ngành giúp TP tham mưu Chính phủ tổng kết Nghị quyết 54 của Quốc hội vào kỳ họp cuối năm. TP thống nhất với dự báo của Trung ương về tình hình chuỗi cung ứng thị trường rất khó khăn. Do vậy, Trung ương nên có hướng dẫn xây dựng kịch bản tăng trưởng năm 2023 giúp cho các địa phương có cơ sở để xây dựng các kế hoạch KT-XH năm 2023”, Chủ tịch UBND TP.HCM đề xuất.

Linh Anh

Bình luận (0)