Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Vắc-xin: “Lá chắn” quan trọng nhất trong phòng, chống dịch!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đây là nhn mnh ca Thng Phm Minh Chính – Trưng Ban Ch đo Quc gia phòng chng dch Covid-19 – ti phiên hp th 14 ca Ban Ch đo. Thng nêu rõ, kinh nghim cho thy vc-xin vn là vũ khí chiến lưc, là “lá chn” quan trng nht trong phòng, chng dch, là nn tng đ thích ng an toàn, hiu qu.


Chi
ến dch tiêm vc-xin cho tr t 5 đến dưi 12 tui ti TP.HCM din ra an toàn

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thần tốc hơn nữa việc tiêm vắc-xin cho các đối tượng chỉ định; hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho trẻ từ 12-17 tuổi trong tháng 4; đẩy nhanh việc cung ứng vắc-xin, quyết tâm cao nhất để hoàn thành việc tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý II, bảo đảm an toàn cho trẻ em trong kỳ nghỉ hè và bước vào năm học mới.

Tiêm vc-xin đ bo v sc khe

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, hiện nay tỷ lệ tiêm vắc-xin Covid-19 liều cơ bản cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên tại Việt Nam đã đạt tỷ lệ cao và Việt Nam đang khẩn trương hoàn thành việc tiêm liều thứ 3 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Với tỷ lệ bao phủ vắc-xin cao cho nhóm đối tượng, lứa tuổi có nguy cơ cao, Việt Nam đủ điều kiện để tiếp tục mở rộng đối tượng tiêm chủng và triển khai tiêm chủng cho các nhóm đối tượng khác bao gồm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

“Việc duy trì, tăng cường tiêm chủng vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em có ý nghĩa quan trọng. Trước tiên để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trong tình hình dịch Covid-19, góp phần giảm mắc bệnh cho trẻ em, giảm lây truyền giữa các thế hệ trong gia đình và các giáo viên, học sinh tại trường học; đồng thời giúp thúc đẩy các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đưa cuộc sống trở lại bình thường”, ông Sơn nhấn mạnh.

Theo đó, ngày 14-4 vừa qua, tại Quảng Ninh, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ phát động triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng năm 2022. Tại đây, Thứ trưởng Bộ Y tế đã đề nghị các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch trong tiêm chủng thường xuyên và các chiến dịch tiêm chủng. Mỗi cán bộ y tế cần nâng cao trách nhiệm, thực hiện đầy đủ quy trình tiêm chủng, hiểu rõ, hiểu sâu về thực hành tiêm chủng an toàn. Các bệnh viện cần tham gia phối hợp xử trí kịp thời các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, các cơ sở tiêm chủng tăng cường quản lý tốt đối tượng, đảm bảo người dân được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, an toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả phòng bệnh.

Sau lễ phát động, các địa phương trên cả nước tùy vào số vắc-xin được phân bổ đã và đang tiến hành tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Và với sự chuẩn bị những điều kiện tốt nhất, cao nhất, các địa phương đã triển khai công tác tiêm chủng cho trẻ em với phương châm “Tiêm đến đâu, an toàn đến đó”.

Tại TP.HCM, từ ngày 16-4, chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã được tổ chức tại 22 quận, huyện và TP.Thủ Đức. Công tác tổ chức tiêm chủng diễn ra trật tự, đảm bảo an toàn tiêm chủng và an toàn phòng chống Covid-19. Hiện chưa ghi nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm.

Nhiu tr không tiêm vì là cu F0

Được biết, chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi đợt 1 tại TP.HCM được triển khai từ ngày 16 đến 30-4. Ước tính trên địa bàn TP hiện có 898.537 trẻ trong độ tuổi cần tiêm trong đợt này. Tuy nhiên, tới thời điểm này số trẻ trong độ tuổi đã tiêm không nhiều với rất nhiều lý do. Một trong số đó là do trẻ đã từng nhiễm Covid-19.

Chị Minh An (Q.3) có 2 con, con lớn học lớp 8 và con nhỏ học lớp 5. Trước đó, chị đã cho con lớn tiêm 2 mũi vắc-xin; con nhỏ chị cũng đã đăng ký với nhà trường. Tuy nhiên, khi có lịch tiêm cho con nhỏ thì chị không cho bé đi tiêm. Lý do, “Con tôi đã nhiễm Covid-19 và cũng mới âm tính được hơn một tháng. Tôi nghĩ tiêm lúc này là hoàn toàn không cần thiết, cũng không có tác dụng gì”, chị Minh An nói.

Chị Lương Thị Mai (TP.Thủ Đức) cũng quyết định không cho 2 con (lớn học lớp 2, nhỏ học lớp 1) tiêm vắc-xin đợt này. Cách đây 4 tháng, cả gia đình chị (2 vợ chồng và 2 đứa con) đều nhiễm Covid-19. “Tôi và chồng dù đã tiêm 2 mũi nhưng cả 2 phải mất 8-10 ngày mới âm tính. Trong thời gian dương tính, tôi và chồng đều rất mệt, tất cả các triệu chứng có đủ. Trái lại 2 đứa con dù chưa tiêm mũi nào nhưng chỉ 4 ngày sau là âm tính, ngày thứ nhất và thứ 2 chỉ sốt nhẹ, ngoài ra không có triệu chứng gì, các con vẫn ăn uống – vui chơi như bình thường. Trẻ em bị rất nhẹ nên tôi quyết định không cho con tiêm nữa dù trước đó có đăng ký tiêm cho 2 bé với nhà trường”, chị Mai cho biết.


Tiêm v
c-xin cho tr t 5 đến dưi 12 tui ti TP.HCM

Hin ti có 2 loi vc-xin phòng Covid-19 đưc s dng đ tiêm cho tr t 5 đến dưi 12 tui là Pfizer và Moderna. C 2 loi vc-xin đu đưc dùng tiêm bp và có liu lưng nh hơn so vi ngưi ln. Khong cách gia 2 liu cơ bn ti thiu 3 – 4 tun theo hưng dn ca nhà sn xut. Tr có th gp mt s phng sau tiêm như: st, mt mi, đau nhc cơ th…; rt hiếm gp các phng nng như: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

Xung quanh vấn đề này, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, những trẻ đã nhiễm Covid-19 trong 3 tháng kể từ ngày khởi phát bệnh thì được trì hoãn tiêm. Nhưng quá thời gian 3 tháng thì nên tiêm. Bởi theo thống kê, trẻ em dưới 18 tuổi có ít nguy cơ tử vong do Covid-19 và nếu mắc bệnh thì bệnh thường nhẹ hơn so với các nhóm tuổi khác. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp trẻ mắc Covid-19 tiến triển nguy kịch, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, mặc dù chúng ta đang kiểm soát được tình hình dịch bệnh nhưng việc xuất hiện liên tục các biến thể mới vẫn có khả năng xảy ra. Do đó, để bảo vệ trẻ thì vắc-xin chính là chìa khóa hiệu quả.

Cũng theo HCDC, đối với những trẻ đã tiêm vắc-xin, sau khi tiêm cần được theo dõi tại điểm tiêm 30 phút và tiếp tục theo dõi trẻ 28 ngày sau tiêm, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu. Các dấu hiệu bất thường cần theo dõi: Phát ban, kích thích, mệt lả, khó thở, tím tái, co giật, rối loạn tiêu hóa, vã mồ hôi… Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu: Kích thích vật vã, lừ đừ, bỏ bữa, đau ngực, trống ngực, mệt lả, vã mồ hôi, khó thở (khi hoạt động bình thường, khi nằm), sốt cao khó hạ nhiệt độ (hoặc kéo dài hơn 24 giờ), vân tím trên da, phát ban tiến triển nhanh trong vòng vài giờ…

Nguyn Kim

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)