Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Vai trò chủ thể của người thầy trong giáo dục hiện nay

Tạp Chí Giáo Dục

Có ln đc báo, tôi biết đưc mt sc tiên tiến, ngưi ta đã sn xut đưc robot dy hc, có th dn dn thay thế ngưi thy bng xương bng tht như vn có my ngàn năm nay.


Theo tác gi, không nên hô hào nhiu khu hiu mà cn có vic làm c th đ ngưi thy luôn cm thy t hào khi đưc vinh danh là “ngh cao quý” (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Ở Việt Nam, một số robot dạy ngoại ngữ đã có mặt, lên lớp với nhiều tính năng ưu việt, hấp dẫn người học và có hiệu quả bước đầu. Nếu đưa vào sử dụng đại trà kể ra cũng “khỏe” bởi vì chỉ cần lập trình bài giảng sẵn; đến giờ nhấn nút là robot tự động vào lớp và cứ thế truyền thụ kiến thức cho học sinh. Lúc này khỏi cần bình bầu thi đua cuối năm, khỏi cần dự giờ góp ý, chẳng cần tăng lương cho… robot vì nó không có nhu cầu xài tiền! Nhưng vấn đề đặt ra là robot có “biết” bao quát lớp không và có biết “nhắc nhở, uốn nắn” khi học sinh vi phạm lỗi không? Nó có thể biết cười, có thể biểu thị cảm xúc nhưng đó là cái cười, cái cảm xúc của máy được cài đặt sẵn chứ không phải cái cười, cái cảm xúc xuất phát từ tâm hồn, từ trái tim con người! Rõ ràng, máy móc có thể thay thế con người ở một mức độ nào nhất định, chứ không thể thay thế hoàn toàn được. Vai trò chủ thể của người thầy trong giáo dục là không thể thay thế và luôn có vai trò quyết định sự thành công của một nền giáo dục. Muốn đạt được những mục tiêu của ngành, cần nâng cao vị thế của người thầy giáo trong xã hội.

Xã hội từ xưa đến nay luôn tôn vinh, trân trọng nhà giáo thì ngược lại, nhà giáo phải đáp lại bằng hành động, việc làm cụ thể để đáp ứng niềm tin, niềm mong mỏi ấy. Đó là người thầy một khi đã xác định bước vào nghề giáo, đầu tiên là phải yêu nghề, say mê với nghề. Sự say mê này sẽ thôi thúc người thầy luôn tìm tòi, năng động, sáng tạo tìm ra những cách truyền thụ mới; luôn tự làm mới mình, tìm những biện pháp dạy học khác lạ, mới mẻ nhưng đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính vừa sức với học sinh. Đó là người thầy phải giàu lòng nhân ái, giàu lòng yêu thương học sinh bằng việc làm, lời nói hàng ngày. Tự hào biết bao khi các thế hệ nhà giáo đã góp phần xây dựng nên con người biết sống tử tế, có năng lực và có niềm tin vào cuộc sống. Có những lời yêu thương, lời nhắn gửi của thầy cô mà các em mang theo mãi suốt quãng đời. Đó là người thầy chấp nhận cuộc đời thanh bạch; chấp nhận cuộc sống vừa đủ, miễn là mình giàu tâm hồn, giàu lòng tự trọng và luôn nhận được sự tôn trọng của xã hội đối với người thầy. Tấm gương trong sáng, nhân cách cao đẹp, lối sống chuẩn mực của người thầy góp phần lan tỏa nếp sống văn hóa, văn minh trong cộng đồng xã hội. Không những người thầy giáo dục học sinh bằng những bài giảng, bằng kiến thức, sự hiểu biết của mình mà còn giáo dục học sinh bằng chính cuộc đời mình. Nếu người thầy luôn rao giảng lòng yêu thương học sinh, biết chia sẻ cảm thông mà hay ép học sinh học thêm bằng mọi hình thức thì lời rao giảng ấy không còn giá trị. Lời nói của người thầy phải đi đôi cùng hành động cụ thể, thực tế thì mới có sức thuyết phục cao.

Vai trò của người thầy trong giáo dục luôn có vị trí hàng đầu nên cần quan tâm hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của người thầy. Không nên hô hào nhiều khẩu hiệu mà cần có việc làm cụ thể để người thầy luôn cảm thấy tự hào khi được vinh danh là “nghề cao quý”.

Lê Lam Hng

Bình luận (0)