Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Vai trò của âm nhạc và nghệ thuật trong xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Tạp Chí Giáo Dục

Cùng vi nhng lĩnh vc khác, âm nhc và ngh thut cũng gi vai trò trong vic xây dng Không gian văn hóa H Chí Minh. Âm nhc, ngh thut đưc sáng to nhm th hin mt nhân sinh quan, mt li sng, mt phong cách ng x chung và làm nên “cái hn” cho không gian văn hóa.


Mt chương trình ngh thut hoành tráng đưc t chc ti TP.HCM

Xác đnh li vai trò ca âm nhc

Âm nhạc không chỉ là món ăn tinh thần (giải trí, thể hiện cảm xúc…) mà còn hơn thế nữa. Tuy nhiên trong cuộc sống ngày nay, những tác động của âm nhạc đối với con người khó có thể đo đếm. Cùng trang phục, kiểu tóc, cách ứng xử, hành vi tương thích với vài loại nhạc đang khiến cho một bộ phận giới trẻ thành phố thay đổi nhân cách theo chiều hướng lệch chuẩn, khó chấp nhận.

PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm (Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM) cho hay, vai trò của âm nhạc trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh đã và đang có nhiều vấn đề mà để xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP.HCM cần phải nghiên cứu, giải quyết. Để dung hòa cái mong muốn và cái hiện thực âm nhạc trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh phải xác định lại vai trò của âm nhạc trong không gian văn hóa thành phố. “Thời kháng chiến chống Mỹ, TP.HCM là điểm xuất phát của phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” của học sinh, sinh viên. Từ phong trào này, âm nhạc, hát cũng là vũ khí sắc bén để chiến đấu chống kẻ thù xâm lược và tay sai. Âm nhạc thôi thúc thanh niên thành phố lên đường chiến đấu trong những ngày chiến tranh biên giới Tây Nam khốc liệt. Kể cả khi cuộc chiến tranh chống Mỹ kết thúc, “Mùa xuân trên TP.HCM” cũng mang đến một nét mới của một Sài Gòn vừa bước ra khỏi cái bóng hào nhoáng “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi”. TP.HCM còn để lại một hình ảnh nghĩa tình, biết hy sinh vì mọi người. Những ca khúc ấy đã đóng vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần và vật chất của thành phố, tạo nên nét son, mang tính biểu tượng cho âm nhạc và văn hóa TP.HCM”, PGS.TS Mỹ Liêm chia sẻ.


Đi ngũ văn ngh sĩ phi sáng to đóng góp nhiu hơn na cho nn văn hc, ngh thut TP.HCM và Không gian văn hóa H Chí Minh

PGS.TS Mỹ Liêm cho rằng, trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, mỗi sáng tạo âm nhạc sẽ góp phần tạo nên dung mạo chung và nhất thiết phải là sự sáng tạo, mới mẻ. Do đó, sức trẻ không dừng lại trong một hình thức, thể loại âm nhạc nào mà cần được phát huy trong các thể loại âm nhạc. Điểm quan trọng là sức trẻ ấy trong sáng tạo, dám nghĩ, dám thể hiện trong những tác phẩm khác nhau với những điểm mới, trẻ, với ngôn ngữ mới. Bên cạnh đó, TP.HCM cần cổ vũ cho yếu tố “trẻ” trong sáng tác âm nhạc đồng thời mở rộng cửa đón những sáng tạo mới mẻ, là môi trường thể nghiệm những ý tưởng trẻ, mới. “Sức trẻ là biểu tượng của âm nhạc trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh có vai trò giáo dục, thể hiện đặc trưng và bản sắc của cộng đồng, bao gồm tất cả hình thức, thể loại âm nhạc, sức trẻ thể hiện trong cách thể hiện, phương thức sáng tác, ngôn ngữ sáng tác… Không chỉ vậy “sức trẻ” còn có thể biểu thị ngay trong hình thức âm nhạc, hòa âm, giai điệu, tiết tấu… của một bản giao hưởng hoặc trong một ca khúc. Để trở thành một biểu tượng, âm nhạc nào đó không thể xuất hiện trong một vài tác phẩm mà còn cần phải trở thành một xu hướng sáng tác, một phong cách, một biểu hiện trong nhiều tác phẩm, trong một thời gian dài lâu… mới định hình được”, PGS.TS Mỹ Liêm phân tích.

Đi ngũ văn ngh sĩ phi sáng to

Ông Bùi Anh Tấn (Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật TP.HCM) cho rằng, muốn văn nghệ sĩ thực sự phát huy được hết tài năng, sáng tạo được những tác phẩm đỉnh cao đóng góp nhiều hơn nữa cho nền văn học, nghệ thuật TP.HCM và Không gian văn hóa Hồ Chí Minh rất cần đến sự quan tâm của toàn xã hội, sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, trực tiếp từ Thành ủy TP.HCM và các cấp chính quyền thành phố. Cụ thể, lãnh đạo thành phố cần quan tâm việc giải quyết cơ chế, chính sách, tháo gỡ những khó khăn, tạo môi trường thông thoáng, lành mạnh cho văn nghệ sĩ sáng tạo. Trong đó, vai trò của cơ quan, tổ chức văn học, nghệ thuật cần nhạy bén, nỗ lực đổi mới hơn nữa để phát hiện, cổ vũ nhân tố mới để khuyến khích, bồi dưỡng đào tạo kịp thời. Đồng thời phải tập trung đầu tư, hỗ trợ hơn nữa cho văn học, nghệ thuật để văn học, nghệ thuật thật sự có nguồn lực mạnh mẽ vươn lên.

Vấn đề quan trọng nữa mà ông Tấn đề cập là ngoài việc rèn luyện để phát huy tài năng của mình thì văn nghệ sĩ cần nêu cao ý thức, trách nhiệm công dân, gắn bó sâu sắc hơn nữa với đời sống, sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị bồi đắp, phụng sự sự nghiệp xây dựng thành phố, phụng sự nhân dân và đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần ngày càng cao của công chúng. Đặc biệt, đội ngũ văn nghệ sĩ ngày nay cần phát huy tinh thần bản lĩnh của văn nghệ sĩ thời kháng chiến cho dù thời bây giờ có nhiều khó khăn, gian khổ thậm chí là phải hy sinh nhưng với nhiệt huyết và tinh thần nhập cuộc, cống hiến, các nghệ sĩ vẫn sáng tác được rất nhiều tác phẩm giá trị, sống mãi cùng thời gian.

“Hơn bao giờ hết, mỗi văn nghệ sĩ phải ý thức được sứ mệnh và trách nhiệm lớn lao của mình qua việc không ngừng học tập, rèn luyện, trau dồi và nâng cao nhận thức, hiểu biết, bản lĩnh văn hóa, chính trị, vốn sống, vốn hiểu biết để sáng tạo nên những tác phẩm xứng với kỳ vọng của Thành ủy, chính quyền và nhân dân thành phố trong sự nghiệp xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh nói riêng và xây dựng văn hóa thành phố nói chung. Để làm được như vậy, bên cạnh tài năng, năng khiếu, đòi hỏi mỗi văn nghệ sĩ phải vươn lên là những nhà tư tưởng, vừa có tài, vừa có tâm, có tầm. Bên cạnh đó, văn nghệ sĩ phải là những nhà đạo đức, làm gương cho xã hội, là những công dân với đầy đủ ý thức trách nhiệm, bổn phận đối với dân tộc, nhân dân, đất nước, đặc biệt là sự kỳ vọng của nhân dân thành phố mang tên Bác”, ông Tấn chia sẻ.

H Trinh

Bình luận (0)