Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Vai trò của gia đình trong việc duy trì dân số

Tạp Chí Giáo Dục

Dân s va là lc lưng sn xut, va là lc lưng tiêu dùng, là mt trong nhng yếu t có ý nghĩa quyết đnh đi vi s phát trin bn vng, bao trùm ca đt nưc. Vì vy, công tác dân s có vai trò rt quan trng. Có th nói, gia đình đóng vai trò ct lõi trong vic duy trì dân s.

Có thể nói, gia đình đóng vai trò cốt lõi trong việc duy trì dân số

Cn to điu kin tăng dân s

Bà Trần Thị Hồng – Phó Trưởng phòng Sức khỏe sinh sản – Kế hoạch hóa gia đình thuộc Chi cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình TP.HCM cho biết, để có chất lượng dân số tốt, cần có sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình, hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước và hỗ trợ từ cộng đồng. Phải như kiềng 3 chân thì mới tạo được hiệu ứng tốt và cũng để người dân tin tưởng rằng con họ sinh ra sẽ được tiếp cận dịch vụ tốt nhất, phù hợp nhất và được phát triển một cách tốt nhất. Có như vậy, họ mới an tâm hơn.

Bà Hồng cũng cho rằng cần khuyến khích các doanh nghiệp mở các nhà trẻ trên 6 tháng tuổi. Các doanh nghiệp cũng nên bố trí thời gian linh hoạt, vừa đảm bảo công việc và việc chăm sóc con để thuận tiện cho các gia đình. Ngoài ra, có chế độ thai sản cho cả người mẹ lẫn người cha để các cặp vợ chồng có thời gian chăm sóc con tốt hơn.

Đề cao vai trò phụ nữ trong việc duy trì số lượng và chất lượng dân số, bà Hồng nhấn mạnh cần tăng cường việc tuyên truyền, vận động để mọi người dân, nhất là phụ nữ hiểu được vai trò của mình trong xã hội. Khi người phụ nữ có sự hiểu biết, họ sẽ tự tin hơn, chủ động hơn. Sự bình đẳng còn thể hiện trong công ăn việc làm để người phụ nữ đảm bảo được công việc của mình. Nhà nước, gia đình, xã hội phải cùng chung tay để nuôi dạy trẻ phát triển tốt, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ đất nước. “Ngoài việc được trao quyền, bản thân người phụ nữ phải tự ý thức được việc nâng cao vai trò của mình lên. Đây mới là điều quan trọng nhất. Bởi có luật pháp, có chính sách mà người phụ nữ không nhận thức hết quyền của mình thì rất khó tiến bộ”, bà Hồng chia sẻ.

Theo bà Hồng, hiện Việt Nam có chương trình khám sức khỏe dự phòng, chương trình sàng lọc trước sinh, sau sinh hiện đang làm rất tốt, tỉ lệ khám sức khỏe trước khi kết hôn luôn đạt và vượt kế hoạch. Để nâng cao chất lượng dân số thì phải làm cho người dân có sự tin tưởng con sinh ra được phát triển an toàn, tốt nhất.

Cn giáo dc gia đình

Để nâng cao chất lượng dân số, bà Nguyễn Thị Hạnh (có con thành đạt) cho rằng, cần trang bị sức khỏe sinh sản, kiến thức gia đình cho những cặp vợ chồng trẻ. Khi có kiến thức về gia đình, về sức khỏe sinh sản, các cặp vợ chồng sẽ ý thức việc không nên sinh con quá trễ; có kỹ năng chăm sóc con cái. Khi đứa trẻ sinh ra được gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng khỏe mạnh, chất lượng dân số sẽ cao hơn. “Hiện nay đời sống của người phụ nữ ở một số nơi còn nhiều khó khăn. Do đó, cần có sự hỗ trợ về chi phí giáo dục, y tế, nhà ở… để họ có thể chăm sóc con tốt hơn”, bà Hạnh đóng góp ý kiến.

Nói về giáo dục gia đình, bà Nguyễn Thị Ngọc Vui – giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM cho biết, người vợ, người chồng cần học cách sống, biến hai người có suy nghĩ, tính cách khác biệt trở nên đồng điệu trước khi sinh con. “Giáo dục gia đình tác động rất nhiều đến việc sinh con. Trước đây, ông bà nuôi dạy con sẽ khác với cách ba mẹ nuôi dạy con. Đặc biệt ngày nay gen Z cách nuôi dạy con rất khác, điều này gây ra những bối rối cho gia đình đó. Cho nên, gia đình cần thống nhất để tạo cái khung nuôi dạy con”, bà Vui lưu ý.

Bà Vui nói thêm, giáo dục gia đình là nền tảng hàng đầu, cách gia đình thực thi là cái nền bền vững cho đứa trẻ. Và khoảng thời gian bên nhau của gia đình gần như phần lớn góp phần hình thành nhân cách con người. “Ngày hôm nay, dân số đang già hóa, người trẻ ngày nay có những quan điểm khác nhau về việc kết hôn, sinh con nên cần truyền thông một cách phù hợp để giáo dục điều này”, bà Vui chia sẻ.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Duy Phong – Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, gia đình là điều thiêng liêng với mỗi người. Rõ ràng nguồn lực con người là quan trọng nhất, thiết yếu nhất. Nhân tố con người đóng vai trò quan trọng, tất cả mọi việc phải phối hợp gia đình – nhà trường – xã hội để hình thành một gia đình tốt. “Việc duy trì chất lượng và số lượng dân số là một vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia vì dân số là yếu tố nền tảng quyết định sự phát triển của một đất nước. Số lượng dân số ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lao động, khả năng cạnh tranh kinh tế và sự ổn định xã hội. Chất lượng dân số, bao gồm các yếu tố như sức khỏe, giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp, quyết định năng lực phát triển lâu dài và bền vững của quốc gia”, PGS.TS.BS Duy nhấn mạnh.

Kiu Khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)