Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Vai trò của hiệu trưởng trong chỉ đạo hoạt động dạy và học

Tạp Chí Giáo Dục

Ví như mt ngưi nhc trưng ch huy dàn hp xưng, hiu trưng nhà trưng phi luôn truyn cm hng cho giáo viên, khơi dy, nuôi dưng nim đam mê và đng lc ca h trong quá trình thc hin đi mi; phi luôn coi s đi mi đ phát trin nhà trưng như là mt phn tt yếu ca cuc sng, là nim vui, nim hnh phúc ngh nghip.


Thc hin đi mi giáo dc là điu không đơn gin, đòi hi ngưi cán b qun lý phi có tư duy năng đng, nhy bén, biết ch đng sáng to nhưng cũng hết sc kiên trì, vưt khó (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Trong hoạt động chuyên môn, việc đổi mới tư duy quản lý của người hiệu trưởng thể hiện qua nhận thức, hiểu biết và vận dụng tốt chủ trương đổi mới qua các hoạt động giáo dục đã và đang được triển khai trong hệ thống trường học.

Thứ nhất, người hiệu trưởng cần phải am hiểu mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới giáo dục, nắm bắt chương trình giáo dục phổ thông mới để chỉ đạo giáo viên thực hiện các hoạt động đổi mới chuyên môn mạnh mẽ và có chiều sâu. Chương trình giáo dục phổ thông mới và sách giáo khoa mới thể hiện nhiều nét mới tiến bộ của thời đại; các hình thức tích hợp hoặc phân hóa, thể hiện đổi mới phương pháp, xác định các chuẩn năng lực chung và năng lực chuyên môn. Người  hiệu trưởng tiếp nhận lý luận, nội dung quản lý mới, nhất là việc xây dựng và thực thi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể gắn với vị trí, chức trách, nhiệm vụ, trách nhiệm của người đứng đầu. Qua đó, người hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên xác định yêu cầu đối với từng bộ môn, xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân phù hợp và thiết kế bài dạy phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng học sinh, tổ chức nhiều hoạt động để phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.

Thứ hai, thấm nhuần triết lý “Vai trò của giáo dục không phải là tích tụ tri thức mà là thức tỉnh tiềm năng sáng tạo to lớn trong mỗi con người”, người hiệu trưởng sẽ yêu cầu giáo viên triển khai và thực hiện thường xuyên các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, coi đây là việc làm thường xuyên chứ không phải chỉ để đối phó. Yêu cầu giáo viên đa dạng hóa các hình thức dạy học để học sinh có điều kiện phát huy năng lực, tổ chức cho học sinh làm việc nhóm, thảo luận thuyết trình, dạy học theo dự án, dạy học nêu vấn đề, dạy theo chủ đề, dạy học tích hợp liên môn, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm thực tiễn, thực hiện dự án STEM…; khuyến khích học sinh học tập lẫn nhau, biết tự đánh giá năng lực của mình và đánh giá hoạt động của bạn, biết tranh luận, phản biện. Những hoạt động trên chẳng những phát huy năng lực học sinh mà còn nâng cao tay nghề cho giáo viên. Người hiệu trưởng cần tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên năng lực tổ chức các hoạt động; xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên và học sinh phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học; tổ chức các hoạt động hợp tác giao lưu giữa các giáo viên trong trường và với trường bạn để học hỏi kinh nghiệm. Với tư duy mới, người cán bộ quản lý sẽ kiên quyết chống lại những cách làm cũ, lạc hậu, lỗi thời của giáo viên như: lối dạy thuyết giảng suông, áp đặt, nhồi nhét kiến thức, dạy chay, dạy làm văn theo bài mẫu cho sẵn, ra đề thi kiểu chỉ ghi nhớ kiến thức, thiếu vận dụng thực tế. Người hiệu trưởng sẽ phê phán và ngăn chặn việc yêu cầu học sinh chép bài và ghi nhớ nhiều, học từ chương, học tủ, bỏ qua thực hành, thí nghiệm và thiếu vận dụng kiến thức vào thực tế, không chấp nhận ý kiến trái chiều hay nói khác ý sách giáo khoa…

Thứ ba, nhận thức và hiểu được đặc điểm “trường học mở rộng”, việc học ngày nay không còn gói gọn trong bốn bức tường lớp học, người hiệu trưởng khuyến khích giáo viên tổ chức vận dụng các phương pháp, kỹ thuật giảng dạy mới linh hoạt, sáng tạo để tăng hứng thú và niềm vui học tập cho học sinh. Với tư duy “trường học mở rộng”, học sinh không chỉ học trong sách vở, qua tài liệu mà còn học qua nhiều hình thức khác, học ở mọi nơi, mọi lúc, không chỉ học nơi giáo viên mà còn học ở bạn bè và học trong cuộc sống, học trên mạng… Nhà trường tạo điều kiện cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế để vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống; hướng dẫn học sinh các hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thực hành, tham quan thực tế, tham gia các cuộc thi sáng tạo, thi tìm hiểu kiến thức cuộc sống, tìm hiểu nghề nghiệp tương lai, thực hiện các dự án vì cộng đồng, thăm gia đình chính sách, làm công tác xã hội, từ thiện, bảo vệ môi trường…

Thứ tư, nhận thức phương pháp dạy học cá thể hóa là phương pháp giáo dục mới hữu ích, người hiệu trưởng sẽ chỉ đạo giáo viên giảng dạy theo hướng đáp ứng tính đa dạng về trình độ, tính cách của học sinh. Từ đó yêu cầu giáo viên chú ý quan sát tìm hiểu đặc điểm của học sinh, chú ý tính khác biệt của học sinh khi soạn giáo án, khi lên kế hoạch tổ chức hoạt động, khi ra đề kiểm tra đánh giá; sử dụng rộng rãi những phương tiện dạy học hiện đại. Tư duy mới giúp nhà giáo dục thấy được tầm quan trọng và tính nhân văn của phương pháp dạy học cá thể hóa, qua đó hết sức tôn trọng nhân cách học sinh, thấy được giá trị của từng con người cụ thể, tránh những lời nói và hành động làm xúc phạm tổn thương các em. Nếu thấu hiểu được điều này, người hiệu trưởng sẽ chỉ đạo giáo viên cải thiện mối quan hệ thầy trò, biết trân trọng ý kiến và sản phẩm của các em dù chưa hay, chưa đạt lắm; luôn động viên, thúc đẩy và ghi nhận mặt tốt của từng học sinh; tích cực ngăn chặn những biểu hiện thiếu sư phạm, không tôn trọng nhân cách học sinh, dù lớn, dù nhỏ diễn ra trong trường học. Có thế các em sẽ thực sự tìm thấy niềm vui và hạnh phúc khi mỗi ngày đến trường.

Thứ năm, để đổi mới phương pháp giảng dạy, người hiệu trưởng phải đổi mới tư duy trong cách kiểm tra đánh giá học sinh, vì hai vấn đề này có mới liên hệ nhân quả với nhau. Cần chỉ đạo đổi mới việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập, thể hiện qua cách ra đề kiểm tra, cách tổ chức thi cử và các hoạt động khác để đánh giá học sinh. Học sinh không chỉ được kiểm tra kiến thức thông qua ghi nhớ mà còn được đánh giá kết quả học tập bằng nhiều phương pháp, hình thức, công cụ khác nhau qua rèn luyện các chủ đề đạo đức, qua thực hành, thí nghiệm, các hoạt động giáo dục, trải nghiệm thực tế.

Thứ sáu, hiểu rõ và nắm bắt xu hướng trường học kết nối công nghệ kỹ thuật số, người hiệu trưởng sẽ đẩy mạnh các hoạt động công nghệ thông tin trong nhà trường, tổ chức cho giáo viên, học sinh học tập và ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy học; tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện thông tin, xây dựng mạng nội bộ, thiết kế trang web, phổ biến những trang web và phần mềm phục vụ cho học tập và giảng dạy, sử dụng thư viện điện tử tiến tới học trực tuyến một số môn học trên mạng. Bên cạnh đó, người hiệu trưởng còn làm gương và khuyến khích giáo viên học ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục thời hội nhập.

Tóm lại, thực hiện đổi mới giáo dục là điều không đơn giản, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có tư duy năng động, nhạy bén, thái độ tiếp nhận cái mới tích cực, biết chủ động sáng tạo, nhưng cũng hết sức kiên trì, vượt khó. Người hiệu trưởng cần nêu gương và truyền đến giáo viên niềm cảm hứng tiếp nhận cái mới và có động lực cải tiến phương pháp giảng dạy; phải không ngừng học hỏi, rèn luyện thông qua lý luận và thực tiễn, qua kiến thức giáo dục trong nước và ngoài nước, qua kinh nghiệm thực tiễn của trường bạn…

ThS. Trn Th Minh Thi
(nguyên Hiu trưng Trưng THCS Khánh Hi A, Q.4, TP.HCM)

Bình luận (0)