Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Vai trò của người thầy đối với “Trường học hạnh phúc”

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc gi, ngành giáo dc có khu hiu: Mi ngày đến trưng là mt ngày vui. Gn đây, ngành đã đ ra cuc vn đng xây dng “Trưng hc hnh phúc”. Xét nhiu góc đ, cuc vn đng này có ni hàm sâu và rng hơn ni dung ca khu hiu trưc đó. Dù thế nào, đ bo đm thc s có trưng hc hnh phúc, lp hc hnh phúc thì vai trò ca ngưi thy là hết sc quan trng.

Hc sinh tiu hc thích thú đc sách ti mt ngày hi đc sách (nh minh ha). Ảnh: N.Trinh

Hồi tháng 4-2019, phát biểu tại lễ phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”, diễn ra ở Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ có 3 tiêu chí quan trọng để xây dựng trường học hạnh phúc, có tính cốt lõi là: yêu thương, an toàn và tôn trọng. Thực hiện tốt 3 tiêu chí này, mỗi người sẽ thấy hạnh phúc và điều này cần thể hiện đầy đủ trong nhà trường để hạnh phúc trong trường học, trong lớp học được lan tỏa và không chỉ người học, người dạy mà còn những người khác cũng cảm thấy được hạnh phúc.

1. Chúng ta có thể hình dung, bước vào cổng trường, học sinh nhận được cái nhìn trìu mến, thiện cảm và có trách nhiệm của chú bảo vệ, bước chút nữa nhận được sự quan tâm của cô lao công, tiếp nữa là cái dõi theo đầy yêu thương của hiệu trưởng và đến cửa lớp đã có thầy cô giáo chủ nhiệm chào đón, sửa lại kẹp tóc, gắn lại cái nơ, cài lại nút áo… Trên từng bước đi đó, chú bảo vệ có thể nhận ra vẻ lo lắng của một học sinh và phát hiện có mấy thiếu niên chưa ngoan lảng vảng bên ngoài, cô lao công có thể nhận ra vì học sinh này chạy vội mà làm rơi chiếc khăn quàng và gọi nhận lại, hiệu trưởng có thể nhìn thấy chiếc cặp hơi nặng so với sức vóc của học sinh mà hỏi thăm xem vì sao lại như thế, và thầy cô chủ nhiệm có thể nhìn thấy sự chăm chút hay hờ hững của cha mẹ đối với từng học sinh, sức khỏe và thái độ của mỗi em trong giờ đầu vào học… Tất nhiên, đó chỉ là giả định, thực tế có thể còn phong phú hơn với nhiều tình huống, sự kiện, cung bậc cảm xúc và nhiều vấn đề cần quan tâm hơn. Và ta dễ nghĩ đến hình ảnh của học sinh tiểu học, nhưng ngay cả với học sinh THCS hay THPT với các cách ứng xử tương ứng ở lứa tuổi này của thầy cô giáo, cô chú, anh chị đang làm việc trong nhà trường… thì hiệu ứng tình cảm cũng không hề thay đổi.

Như trong một clip được lan truyền dạo nọ, nhiều người khen ngợi học sinh biết học lễ khi đi qua cổng luôn chào bác bảo vệ. Nhưng có lẽ nhiều người không để ý, chính bác bảo vệ cũng chào lại học sinh. Như vậy, một dấu hiệu của hạnh phúc ở đây là được yêu thương, được tôn trọng và vì thấy có người bảo vệ thường trực ở đó, các học sinh hẳn cảm thấy được an toàn – dù rằng an toàn còn đòi hỏi nhiều yếu tố khác. Và, trong trường hợp này, không chỉ học sinh cảm thấy hạnh phúc mà chính bác bảo vệ cũng thấy hạnh phúc.

Viết đến đây, tôi chợt nhớ một câu chuyện của một nhà giáo về hưu kể lại: Hồi trước năm 1975, đi dạy ở một trường thuộc xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, ông chứng kiến một câu chuyện cảm động. Một hôm, có toán lính ghé lại chọc ghẹo các cô giáo trong trường. Các thầy giáo thấy bất bình nên ra ngăn cản thì bị đám lính đuổi đánh, có người bị thương đổ máu. Thấy cảnh đó, nhiều học sinh nam của trường đã hè nhau bẻ nhánh cây, lượm đất đá ném vào bọn lính, khiến họ bất ngờ và phải rút lui… Có thể sau sự việc, nhiều người còn sợ hãi, hoang mang nhưng rồi ai nấy đều cảm thấy hạnh phúc vì được yêu thương, được bảo vệ, được đồng hành. Nếu ở các trường học, các biểu hiện đó luôn diễn ra thì hẳn mọi người đều cảm thấy hạnh phúc, một hạnh phúc thực sự!

2. Về các tiêu chí của trường học hạnh phúc, yêu thương là yếu tố quan trọng nhất, bởi có yêu thương sẽ có nhiều điều khác. Dĩ nhiên, yêu thương ở đây là theo “vai” của mình, chức phận của mình, bằng tình cảm trong sáng, không vụ lợi và không phân biệt đối xử. Theo đó, trước hết, yêu thương phải là sự quan tâm; thầy cô quan tâm đến đồng nghiệp, quan tâm đến học sinh và học sinh quan tâm đến nhau; nếu thờ ơ, vô cảm thì không thể hạnh phúc được. Thứ hai là chia sẻ. Mỗi người có thuận lợi, khó khăn riêng; do đó sự chia sẻ cho đi, nhận lại sẽ tạo ra một sự gần gũi và không có khoảng cách. Thứ ba là sự tin tưởng lẫn nhau. Thầy cô tin tưởng đồng nghiệp, tin tưởng học sinh và ngược lại. Thứ tư là sự giúp đỡ, cả về vật chất lẫn tinh thần. Qua đó, tình cảm sẽ nảy nở, người ta dễ dàng đồng cảm, đoàn kết, gắn bó với nhau hơn và từ đó tìm được hạnh phúc. Thứ năm là sự bao dung. Vì không ai có thể hoàn hảo, không ai tránh khỏi sai lầm nên cần sự bao dung, khoan thứ, thông cảm lẫn nhau… Bên cạnh đó, về tiêu chí an toàn, thì trong trường học phải an toàn về thể chất và tinh thần. Giáo viên, học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về mọi mặt. Một câu mắng mỏ, một cái véo tai, một cái tát… của giáo viên cũng có thể để lại vết hằn trong nhận thức và tình cảm của học sinh. Một lời chửi đổng, một câu cậy quyền thế, một tiếng trả lời cộc lốc… của học sinh cũng có thể làm người thầy thấy xót xa, đau đớn. Một lời quát nạt, một cái nhìn rẻ rúng, một vẻ dửng dưng… của hiệu trưởng với người bảo vệ, người lao công, nhất là thể hiện trước học sinh, có thể để lại nỗi uất nghẹn, tủi hờn khó nguôi ngoai được. Những điều đó đều có thể là không an toàn. Điều này gắn liền với tiêu chí tôn trọng. Chúng ta lâu nay hay đặt nặng chuyện người dưới phải tôn trọng người trên mà ít ràng buộc người trên phải tôn trọng người dưới. Đây nên xem là một điểm mấu chốt; tôn trọng cần bình đẳng, kể cả khi thực hiện đúng các vai của từng người. Chính điều này có tác động lớn lao để thúc đẩy sự tôn trọng được lan tỏa trong học đường. Và một điểm quan trọng của tôn trọng chính là chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, là không áp đặt, đem giá trị của một vài cá nhân áp đặt cho cái chung hoặc đem áp đặt từ người trên đối với người dưới…

3. Là chủ thể mang tính chủ động và có khả năng dẫn dắt, định hướng, chính người thầy đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng trường học hạnh phúc. Như trong tiêu chí yêu thương, chính người thầy phải là người thể hiện trước, bằng lời nói, bằng cử chỉ, bằng hành động. Người thầy cười nói vui vẻ với học sinh, có những cử chỉ thân thiện, trìu mến với học sinh của mình, sẵn sàng giúp đỡ, thậm chí xả thân, trong các trường hợp khó khăn… thì hẳn được học sinh yêu mến, kính trọng. Tương tự như vậy, người thầy đứng ra che chở, bảo vệ cho học sinh, thường xuyên khích lệ, động viên cho học sinh thì các em sẽ nhận thấy sự an toàn khi ở bên cạnh người thầy của mình. Cũng như vậy, thái độ, hành động của người thầy đối với đồng nghiệp, với các thành viên khác trong nhà trường cũng sẽ gieo cho học sinh hình ảnh ấn tượng, tình cảm tương thích, để từ đó có thái độ tương ứng với người thầy của mình.

Chúng ta đau buồn khi đọc được tin ở đâu đó còn có người thầy xúc phạm, bạo hành, xâm hại học sinh của mình. Ở đó, hẳn rất khó có được cảm giác hạnh phúc, không chỉ trong học sinh mà còn cả giáo viên, dù chỉ là trường hợp cá biệt. Đáng tiếc hơn, chính điều đó lây lan đến các trường lớp khác, để cả học sinh, phụ huynh cảm thấy phải “co thủ”, phải lo lắng, phải cảnh giác cao độ, còn chính giáo viên thì lại cảm thấy thiếu tự tin, giảm động lực phấn đấu. Để khắc phục điều này, chính người thầy ở tất cả các trường phải chủ động thể hiện yêu thương, chủ động tạo ra sự an toàn, chủ động bộc lộ sự tôn trọng, trước hết với học sinh, sau nữa là với đồng nghiệp, với phụ huynh…, để thực sự tạo ra môi trường học đường hạnh phúc, dù phải thực hiện từng chút một, một cách lâu dài!

Nguyn Minh Tâm

 

Bình luận (0)