Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Vai trò đầu tàu trong chuyển đổi số giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Khng đnh chuyn đi s giáo dc là tt yếu trong đi mi giáo dc song các chuyên gia giáo dc cho rng tiến trình này có thành công hay không li ph thuc nhiu vào ngưi cán b qun lý.


Chuyn đi s giáo dc hin nay còn thiếu tính h thng

Cán b qun lý phi là ngưi đi đu

Tại hội thảo về chuyển đổi số do Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TP.HCM mới đây, TS. Đào Vĩnh Hợp – Trường ĐH Sài Gòn nhìn nhận, vận dụng Đại hội XIII về vấn đề con người và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tại các trường ở TP.HCM cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm cao của nhiều đối tượng liên quan.

Trong đó, cần quán triệt quan điểm mới về vấn đề cán bộ quản lý giáo dục của Đại hội XIII, cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan ban ngành, đặc biệt là nhà hoạch định chính sách, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trên toàn thành phố. Riêng với ngành giáo dục thành phố, TS. Hợp chỉ rõ, nhà trường cần tiến hành đổi mới giáo dục đồng bộ từ mô hình, cơ chế hoạt động đến đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật; chú trọng phát triển đội ngũ, đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp.

Song song, TP.HCM và các trường cần có cơ chế, chính sách khuyến khích nhằm thu hút đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Tạo điều kiện để cán bộ được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm… Đặc biệt, đội ngũ cán bộ quản lý phải là người có kiến thức quản trị, năng lực quản lý hiện đại, biết vận dụng thế mạnh CNTT vào công việc, quản lý.

Trong khi đó, ThS. Lê Thị Hoài Thương – Phân hiệu ĐH Nội Vụ tại TP.HCM lại chỉ ra 5 yêu cầu cơ bản của người cán bộ quản lý nhà trường để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số giáo dục. Bao gồm: Cán bộ quản lý nhà trường phải có tầm nhìn và chiến lược phù hợp; Năng lực tư duy số theo hệ thống và kỹ năng kết nối công nghệ; Năng lực làm chủ công nghệ và thành thạo kỹ năng số; Yêu cầu có tính sáng tạo và kỹ năng ứng phó với sự thay đổi; Yêu cầu về phẩm chất đạo đức.

“Khi chuyển đổi số giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Để có thể đáp ứng những yêu cầu trên, đội ngũ cán bộ quản lý cần được chú trọng đổi mới tư duy và thống nhất nhận thức. Song song, cần hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực giáo dục phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số. Đồng thời, xây dựng khung năng lực số cho đội ngũ cán bộ nhà trường; đổi mới cơ chế tuyển chọn chức danh quản lý đối với cán bộ quản lý nhà trường” – ThS. Hoài Thương đề xuất.

Còn thiếu tính h thng

PGS.TS Chu Cẩm Thơ – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đánh giá, mặc dù hình thức dạy học đã được chuyển đổi từ trực tiếp sang trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến nhưng lại chưa có sự chuyển hóa cho phù hợp về nội dung dạy học cũng như chưa có một phần mềm để hỗ trợ dạy học, quản lý nội dung dạy học, kiểm tra đánh giá. Điều này khiến cho việc dạy học trực tuyến vô tình chỉ là dịch chuyển từ không gian trực tiếp sang không gian lớp học ảo, chưa phát huy được hết sức mạnh của công nghệ trong việc hỗ trợ dạy học.

Bà cho biết, khi thực hiện khảo sát về hiện trạng cơ sở vật chất và tình hình dạy học, kiểm tra đánh giá và thực hiện Chương trình GDPT 2018 tại 49 trường trên địa bàn Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa nhận thấy 100% các trường đều có trang bị mạng internet; Các trường đều có nhân sự kiêm nhiệm phụ trách CNTT. 100% trường đồng ý sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, kiểm tra đánh giá nhưng hầu hết là phần mềm miễn phí, chủ yếu liên quan đến việc giao bài tập về nhà, các phần mềm không có kho học liệu để đồng bộ các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá; ngữ liệu dạy học là do giáo viên tự chuẩn bị và đưa lên, chưa có khâu kiểm soát từ phía nhà trường. Các trường đều đang trong trạng thái chưa có hoặc đang xây dựng khi học liệu dùng chung theo Chương trình GDPT 2018…


Cn nhiu yếu t đ có th chuyn đi s giáo dc thành công

Khảo sát trên 2.428 cán bộ quản lý và giáo viên tại các địa phương trên cả nước cũng cho thấy, họ có nhu cầu sử dụng dữ liệu chuẩn hóa để dạy học, tập trung nhất là đánh giá người học, tạo động cơ, phiếu học tập và cần có hệ thống số hóa để kết nối học sinh, giáo viên…

“Từ thực tế trên có thể thấy rằng chúng ta đã có đường hướng, yêu cầu chuyển đổi số giáo dục nhưng mới chỉ tập trung ứng dụng CNTT vào những công việc cụ thể, thiếu tính hệ thống. Đặc biệt, thiếu dữ liệu số hóa đối với việc dạy học và kiểm tra đánh giá. Vì vậy, các hoạt động được ứng dụng công nghệ rời rạc, không thể tạo ra dữ liệu của người học, người dạy, nghiệp vụ trường học để đảm bảo chất lượng” – PGS.TS Chu Cẩm Thơ đánh giá.

Trước những tồn tại trên, PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho rằng, mặc dù các chính sách, chiến lược ở tầm vĩ mô đã sẵn sàng nhưng việc thực hiện chuyển đổi số có thành công hay không trước hết phụ thuộc rất nhiều vào việc hoạch định lộ trình, triển khai cụ thể của nhà quản lý cũng như sự đồng thuận và ý chí quyết tâm của mỗi nhà trường; Cạnh đó, công nghệ dù là yếu tố quyết định chuyển đổi số nhưng không phải là yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số trong nhà trường. Việc thực hiện chuyển đổi số cần được điều hướng và dẫn dắt bởi chính các hoạt động sư phạm đang diễn ra trong nhà trường hiện nay; Cuối cùng, một giải pháp chuyển đổi số thành công trong nhà trường cần hội đủ các yếu tố: Nền tảng công nghệ, mô hình sư phạm tương xứng, lộ trình chuyển đổi phù hợp và nguồn nhân lực đào tạo.

“Đặc biệt là cần phải phân biệt chuyển đổi số và ứng dụng CNTT bởi chuyển đổi số sẽ dẫn đến thay đổi nội dung, quy trình trong công việc hàng ngày của mỗi giáo viên, mỗi người trong nhà trường…” – PGS.TS Chu Cẩm Thơ nhấn mạnh.

Khương Yến

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)