Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Vai trò người phụ nữ trong giáo dục gia đình

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

nh minh ha. Ảnh: I.T

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt” (Bài nói tại Hội nghị cán bộ thảo luận “Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình”, 10-10-1959). Lời nói của Bác rất sâu sắc. Có gia đình mới có xã hội; cho nên, giáo dục gia đình vô cùng quan trọng, là nền tảng và cũng là tiền đề của giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Gia đình – điểm khởi phát sự nghiệp và cũng là cái đích cuối cùng của mỗi người – chính là trường học đầu tiên, in dấu ấn không thể phai mờ trong suốt cả cuộc đời của mỗi người; trong đó, người phụ nữ có sứ mệnh cực kỳ quan trọng trong việc nuôi dạy con cái. Người phụ nữ trong các gia đình – tiêu biểu là người vợ, người mẹ – là linh hồn, là hạt nhân của mỗi gia đình, là cô giáo đầu tiên của các con!

Mấy nghìn năm, nhân dân ta đã lưu truyền nhiều câu tục ngữ, ca dao nói về vai trò người mẹ đối với giáo dục gia đình: “Phúc đức tại mẫu” (Gia đình có phúc, có đức hay không là do ở người mẹ), “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”… Trong sự phát triển của lịch sử, chế độ mẫu hệ (con theo họ mẹ) đã chiếm một thời kỳ dài. Chuyển sang chế độ phụ hệ (con theo họ cha), ngay cả thời phong kiến vốn “trọng nam khinh nữ”, thì vai trò người vợ, người mẹ vẫn không hề suy giảm. Xã hội hiện tại, với tư tưởng “nam nữ bình đẳng”, càng tôn vinh vai trò người vợ, người mẹ, người phụ nữ nói chung.

Người là hoa của đất, thì phụ nữ là hoa của cuộc đời! Người phụ nữ tượng trưng cho cái đẹp thánh thiện, vừa là vẻ đẹp hình thể, vừa là cái đẹp tinh thần. Vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ, như thi hào Nguyễn Du từng ca ngợi Thúy Kiều:

Rõ ràng trong ngc trng ngà
Dày dày sn đúc mt tòa thiên nhiên

Nhưng, người phụ nữ nói chung tượng trưng cho cái đẹp tinh thần, cái đẹp đạo đức, cái đẹp tâm hồn. Người phụ nữ là lương tri của mỗi gia đình, mỗi dân tộc và của cả nhân loại. Có lợi thế về giới tính, lại có những khả năng kỳ diệu trời phú, nên người phụ nữ có vị thế và tác dụng rất to lớn trong việc giáo dục con cái.

Trong gia đình, thường thì người cha giáo dục các con về chí hướng, nghị lực và sự nghiệp; còn người mẹ thì thiên về bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho con. Song, trên thực tế, có nhiều phụ nữ là trụ cột của gia đình, thay chồng nuôi dạy con cái nên người: “Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân” – nữ sĩ tài ba Đoàn Thị Điểm (1705-1748) đã viết như vậy trong tác phẩm Chinh phụ ngâm nổi tiếng. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như các cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương Tổ quốc, và cả trong công cuộc xây dựng hòa bình, rất nhiều người vợ, người mẹ đã chịu đựng bao vất vả, lo toan, thay chồng đi chiến trường, hoặc đi công tác xa, để nuôi dạy con cái nên người! Nhờ công lao sinh thành, dưỡng dục của các bà mẹ hiền, nhiều người con đã thành đạt, hiển vinh, thậm chí có người trở thành thiên tài. Vậy nên, đại văn hào người Nga, Macxim Gorơki đã viết: “Không có các bà mẹ, thì không có các anh hùng và nhà thơ”; và ở châu Âu, có câu châm ngôn nổi tiếng: “Đằng sau các bậc vĩ nhân, là các bà mẹ hiền”! Những câu nói ấy cực kỳ đúng đắn, sâu sắc, có giá trị vĩnh cửu.

Con cái là tấm gương phản ánh thực trạng của mỗi gia đình. Những người con ngoan, trò giỏi, những con người tử tế, thành đạt ngoài xã hội nhất định phải xuất thân từ các gia đình có nền nếp, có gia phong tốt đẹp, cha mẹ phải là những người lương thiện, có đạo đức, có trí tuệ. Những kẻ dữ dằn, độc ác, bất lương, đê tiện, những tên trộm cướp, lưu manh nhất định là sản phẩm của những người làm cha mẹ bất lương. Khoa học của thế giới ngày nay đã chứng minh: Tội ác có gen di truyền!

Người phụ nữ có đạo đức, có văn hóa bao giờ cũng chăm lo giáo dục các con những phẩm chất tốt đẹp của Con Người (viết hoa): Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. trong quan niệm tiến bộ của Nho giáo, gọi là “ngũ thường” – 5 điều tất yếu phải có, của người “quân tử” – những người có học và lương thiện, đối lập với tâm địa thấp hèn của hạng “tiểu nhân”. Xã hội hiện đại ngày nay, “ngũ thường” vẫn có giá trị lớn, trường tồn. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (viết năm 1947) đã phát huy “ngũ thường” để căn dặn các cán bộ, đảng viên phải rèn luyện 5 đức tính của người cách mạng: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Xã hội xưa rất cần “ngũ thường”. Xã hội ngày nay, với kinh tế thị trường sôi động và nghiệt ngã, với sự “tích lũy tư bản hoang dã” (chữ dùng của Các Mác trong bộ “Tư bản”), sự mở cửa hội nhập về kinh tế – văn hóa với thế giới, với lối sống đề cao tự do cá nhân, lại càng cần phải giáo dục thế hệ trẻ những phẩm chất cao đẹp ấy. Thật vậy, cái gốc của nhân phẩm là chữ “Nhân” – đó là lòng yêu thương, tôn trọng, đề cao con người và vì con người. “Nghĩa” gắn liền với “Nhân”, tạo nên cách sống cao đẹp – đó là đức hy sinh cho đồng loại vì mục đích trong sáng, là lòng ân tình, thủy chung như nhất. “Lễ” là cách cư xử đúng mực, trên kính dưới nhường, biết mình biết người, là thực hiện tốt những điều hay lẽ phải. “Trí” là trí tuệ, là sự hiểu biết văn hóa, khoa học và kỹ thuật, bao gồm cả vốn sống thực tế. “Tín” là từ lời nói đến việc làm của mình phải đúng đắn và nhất quán, làm cho người khác tin tưởng mình, đồng thời chính mình cũng phải vững tin vào lý tưởng và mục đích mà mình theo đuổi. 5 phẩm chất Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín hòa quyện, thống nhất hữu cơ với nhau, làm nên con người Việt Nam vừa có truyền thống đạo lý dân tộc từ nghìn xưa, vừa có tính hiện đại, tự tin khi bước vào hội nhập quốc tế. Trong tình hình đang có nhiều tệ nạn xã hội trong các lĩnh vực của đời sống đất nước, lôi kéo một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên vào lối sống hưởng lạc, lười biếng học hành và lao động, quậy phá, coi thường pháp luật và đạo lý, thì người phụ nữ trong việc giáo dục gia đình càng phải coi trọng, tập trung vào 5 phẩm chất tốt đẹp ấy. Điều đó rất phù hợp với lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc của Người: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc quan trọng và rất cần thiết”.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn đề cao vị thế người phụ nữ đối với xã hội và trong gia đình, tôn vinh những người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, tạo mọi điều kiện cho chị em phấn đấu thể hiện tốt vai trò của mình. Bên cạnh đó, xã hội cũng đòi hỏi người phụ nữ phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tự hoàn thiện và khẳng định mình, nhằm làm tốt nhiệm vụ mà xã hội giao phó, đồng thời giáo dục con cái trở thành những công dân hữu ích, góp phần xứng đáng vào công cuộc nâng cao dân đức và dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đưa nước nhà “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” thư Bác Hồ gửi cho học sinh, 5-9-1945).

Đào Ngc Đ
(Ging viên chính ĐH Hi Phòng)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)