Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Vai trò quản lý chương trình và sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT

Tạp Chí Giáo Dục

1. Theo dõi chương trình trao đổi của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể trên hội trường về vấn đề chương trình và sách giáo khoa mới, là người đã nhiều lần tham gia biên soạn chương trình và sách giáo khoa, tôi có một vài trao đổi để làm rõ thêm vai trò của Bộ GD-ĐT trong việc quản lý những nội dung này. Tôi thực sự ngạc nhiên trước một vài ý kiến cho rằng: Bộ GD-ĐT có vẻ đã buông lỏng quản lý Nhà nước khi không thực hiện biên soạn một bộ sách giáo khoa của bộ. Nhà nước xã hội hóa để các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa, nhưng Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chủ đạo. Tôi hiểu Nhà nước ở đây là Chính phủ, cụ thể là Bộ GD-ĐT. Tôi cũng hiểu ý kiến nêu như thế là để yêu cầu Bộ GD-ĐT đứng ra tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa theo ngân sách Nhà nước. Nghĩa là Bộ GD-ĐT phải biên soạn một bộ sách giáo khoa của bộ thì mới thể hiện đúng vai trò chủ đạo trong quản lý Nhà nước.


Theo tác gi, tri qua 3 ln đi mi chương trình và sách giáo khoa, nhưng chưa ln nào vic biên son chương trình và sách giáo khoa li yêu cu cao như ln này (nh minh ha).  Ảnh: Anh Khôi

Vì sao Bộ GD-ĐT không nên biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa nữa thì đã có nhiều đại biểu Quốc hội, nhiều người, nhiều cơ quan truyền thông lên tiếng, đã nêu đầy đủ các lý do rất thuyết phục. Ở đây, tôi chỉ xin làm rõ, trong việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa, có phải Bộ GD-ĐT đã buông lỏng quản lý hoặc mất vai trò chủ đạo của Nhà nước hay không? Trong Luật Giáo dục 2019, chương VIII đã nêu rất rõ yêu cầu quản lý Nhà nước của Bộ GD-ĐT về chương trình và sách giáo khoa. Cụ thể, Bộ GD-ĐT: “Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam” (Mục 4. Điều 104).

Không có thêm yêu cầu nào khác về quản lý chương trình và sách giáo khoa. Như thế, đối chiếu với quy định vừa nêu của Luật Giáo dục, có thể thấy ít nhất hai điểm: Thứ nhất, về quản lý Nhà nước, Luật Giáo dục không hề quy định Bộ GD-ĐT phải đứng ra tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa của bộ. Thứ hai, trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã thực hiện rất đầy đủ các yêu cầu về quản lý Nhà nước nêu ở mục 4. Từ tổ chức biên soạn, thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đến việc quy định các yêu cầu về biên soạn sách giáo khoa và các tiêu chí đánh giá sách giáo khoa (Thông tư 33) hết sức chặt chẽ.

2. Vậy thế nào là thực hiện quản lý Nhà nước về chương trình và sách giáo khoa? Trong lần đổi mới này, chương trình giáo dục mới là yếu tố pháp lý quan trọng nhất, sách giáo khoa chỉ là các học liệu. Việc chủ trì xây dựng chương trình, thẩm định và ban hành, thực hiện triển khai chương trình là quan trọng nhất. Đó chính là việc Bộ GD-ĐT đã giữ vai trò chủ động, chủ đạo trong quản lý Nhà nước về chương trình. Bộ GD-ĐT chủ trì chỉ đạo việc biên soạn, thực nghiệm, thẩm định và phê duyệt sách giáo khoa. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định thành lập các hội đồng thẩm định quốc gia, xem xét và phê duyệt các bộ sách đủ chất lượng được Hội đồng thông qua… thì có phải thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước không? Bộ GD-ĐT phối hợp các địa phương tổ chức lựa chọn sách giáo khoa; phối hợp với các địa phương biên soạn, thẩm định và phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương; chuẩn bị thiết bị dạy học. Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục…, chẳng lẽ không phải là thực hiện quản lý Nhà nước?

B GD-ĐT vn còn nhng hn chế nht đnh, nhưng không th nói B GD-ĐT đã buông lng hay không gi vai trò ch đo trong vic qun lý Nhà nưc v chương trình và sách giáo khoa.

Bộ GD-ĐT phối hợp với các địa phương hướng dẫn thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới. Bộ trưởng ban hành các văn bản triển khai chương trình giáo dục, triển khai việc đổi mới việc dạy học và kiểm tra đánh giá trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, bảo đảm yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục… Chẳng lẽ không phải là thực hiện quản lý Nhà nước? Có thể dẫn ra rất nhiều bằng chứng khác nữa để thấy việc thực hiện quản lý Nhà nước một cách chủ động và chủ đạo của Bộ GD-ĐT trong việc xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa.

Tôi đã công tác trong ngành giáo dục hơn 40 năm, trong đó có 30 năm tham gia biên soạn chương trình và sách giáo khoa. Trải qua 3 lần đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo các nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quốc hội…, thực sự tôi thấy chưa lần nào việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa lại bài bản, kỹ càng và yêu cầu cao đến mức “khổ sở” như lần này. Không chỉ áp lực từ các yêu cầu và quy định của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo cấp trên mà còn sự quan tâm, xem xét, góp ý của đông đảo các tầng lớp xã hội. Việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa theo Nghị quyết 88 của Quốc hội đã và đang diễn ra ngày càng ổn định và thuận lợi. Tất nhiên việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa vẫn còn có những vấn đề cần điều chỉnh, uốn nắn; cần sự góp ý nhưng về căn bản chương trình và sách giáo khoa 2018 đáp ứng được những yêu cầu quan trọng được nêu trong Nghị quyết 29 của Trung ương và Nghị quyết 88 của Quốc hội.

Bộ GD-ĐT vẫn còn những hạn chế nhất định, nhưng không thể nói Bộ GD-ĐT đã buông lỏng hay không giữ vai trò chủ đạo trong việc quản lý Nhà nước về chương trình và sách giáo khoa.

PGS.TS Đ Ngc Thng

 

 

 

Bình luận (0)