Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Vài ý kiến về dự thảo chế độ làm việc của giáo viên dự bị ĐH

Tạp Chí Giáo Dục

Hin trên toàn quc có 4 trưng d b ĐH, trc thuc y ban Dân tc theo Quyết đnh s 1127 ca Thng Chính ph ban hành ngày 26-9-2022, gm Trưng D b ĐH TP.HCM, Trưng D b ĐH dân tc Trung ương, Trưng D b ĐH dân tc Sm Sơn và Trưng D b ĐH dân tc Trung ương Nha Trang.


Mt tiết hi ging giáo viên dy gi Trưng D b ĐH dân tc Trung ương Nha Trang 

Mc đích ca d tho

Theo Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT hiện hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, chế độ làm việc của giáo viên trường dự bị ĐH đã từng được điều chỉnh so với trước. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, đứng trước những thay đổi về nội dung, phương thức GD-ĐT trong bối cảnh mới, một số quy định tại các thông tư này không còn phù hợp. Do đó, vừa qua Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo lần 2 thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị ĐH gồm 4 chương, 14 điều để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của dư luận, trên cơ sở đó sẽ triển khai xây dựng thông tư mới quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị ĐH để thay thế các thông tư đang được thực hiện.

So với các thông tư hiện hành, dự thảo thông tư có một số điểm quy định mới và điều chỉnh, nhằm khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về chế độ làm việc của giáo viên các trường phổ thông công lập các cấp, đồng thời áp dụng với giáo viên trường dự bị ĐH trong thời gian qua.

Đây là căn cứ pháp lý để các cơ sở giáo dục thực hiện tốt công tác phân công, bố trí, sử dụng giáo viên.

Vi giáo viên d b đi hc

Trong dự thảo thông tư, chế độ làm việc của giáo viên trường dự bị ĐH bao gồm: Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm; định mức tiết dạy; chế độ giảm định mức tiết dạy và quy đổi các hoạt động khác ra tiết dạy. Cụ thể, thời gian làm việc trong năm học của giáo viên trường dự bị ĐH là 42 tuần, trong đó: 28 tuần dành cho việc giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch năm học; định mức tiết dạy trung bình là 12 tiết/tuần, quy ra định mức tiết dạy là 336 tiết/năm. 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học. 2 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học.

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên trường dự bị ĐH bao gồm thời gian nghỉ hè, thời gian nghỉ thai sản (của cả nữ và nam), thời gian nghỉ lễ, Tết và các ngày nghỉ khác theo quy định hiện hành của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động. Dự thảo cũng quy định cụ thể thời gian giáo viên nữ trường dự bị ĐH nghỉ thai sản: Nếu có thời gian nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè hằng năm mà thời gian nghỉ hè hằng năm còn lại ít hơn thời gian nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động thì giáo viên được bố trí nghỉ thêm một số ngày, đảm bảo tổng số ngày nghỉ bằng số ngày nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động; còn giáo viên nam nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con, nếu trùng thời gian nghỉ hè thì không được nghỉ bù. Về chế độ làm việc, hiệu trưởng phân công, bố trí nhiệm vụ cho giáo viên phải bảo đảm quy định về định mức tiết dạy, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, công bằng giữa các giáo viên trong cùng trường. Trường hợp phải phân công giáo viên dạy nhiều hơn định mức tiết dạy trung bình trong một tuần (bao gồm cả các tiết dạy quy đổi đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm) thì số tiết dạy vượt quá tối đa là 3 tiết/tuần. Về công tác kiêm nhiệm, dự thảo thông tư quy định mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 2 nhiệm vụ (bao gồm cả kiêm nhiệm công việc chuyên môn; kiêm nhiệm chức vụ Đảng, đoàn thể và tổ chức khác; kiêm nhiệm vị trí việc làm khác) để đảm bảo giáo viên tập trung cho các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục. Về chế độ giảm trừ định mức tiết dạy và quy đổi các hoạt động chuyên môn ra tiết dạy, dự thảo thông tư cũng nêu rõ: Giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng ở trường dự bị ĐH được giảm 3 tiết/tuần, giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng ở trường dự bị ĐH được giảm 1 tiết/tuần.

Đôi điu bàn lun

Tuy nhiên, dự thảo thông tư cần quy định rõ về số tiết giảm trừ định mức trung bình của một số hoạt động chuyên môn, vị trí việc làm và chức danh kiêm nhiệm của giáo viên trường dự bị ĐH, cụ thể là: Trong lúc dự thảo quy định giáo viên là tổ trưởng, tổ phó chuyên môn ở trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú được giảm trừ định mức trung bình lần lượt 3 tiết/tuần và 1 tiết/tuần, thì lại không hề đề cập đến giáo viên trường dự bị ĐH (Điều 8). Dự thảo chỉ mới quy định chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học 2 tiết/tuần, mà chưa quy định chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm phụ trách công tác thanh tra – pháp chế ở trường dự bị ĐH (Điều 9).

Tương tự, dự thảo cần quy định cụ thể về chế độ quy đổi tiết chuẩn để giảm định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị ĐH khi tham gia hướng dẫn, tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh ở trường dự bị ĐH; hiện dự thảo chỉ mới quy định cho giáo viên trường phổ thông các cấp tiểu học, THCS và THPT (Điều 12). Ngoài ra, trước tình hình thực tế trong thời gian qua, do chủ trương xét tuyển ĐH mở rộng thêm phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ THPT nên số học sinh không muốn mất một năm học dự bị ĐH mà vào luôn ĐH tăng lên, dẫn đến tình trạng một số trường dự bị ĐH không tuyển sinh đủ chỉ tiêu hằng năm, thậm chí có trường chỉ tuyển được trên dưới 50% chỉ tiêu. Thêm nữa, hiện trạng việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp ĐH có xu hướng dịch chuyển giữa 2 khối, khiến số học sinh chuộng khối khoa học tự nhiên đã dần thay đổi sở thích, chuyển sang lựa chọn khối khoa học xã hội, dẫn đến tình trạng thừa giáo viên cục bộ một số bộ môn tự nhiên ở trường dự bị ĐH; nên số giáo viên này cùng với số giáo viên không dạy môn văn hóa (môn không kiểm tra và thi) đã liên tục nhiều năm gần đây thiếu định mức năm học trầm trọng, thậm chí cá biệt có trường hợp giáo viên hằng tuần chỉ có số tiết dạy chiếm tỷ lệ 1/4 định mức trung bình (!). Trước tình hình đó, nhà trường đã tự bố trí công việc ngoài tiết đứng lớp cho các giáo viên thiếu định mức tiết dạy này rồi quy đổi sang cho đủ số tiết định mức hằng năm, để họ được xét thi đua hoàn thành nhiệm vụ năm học.

Từ thực tế đó, nên chăng, dự thảo cần quy định thêm tỷ lệ quy đổi cụ thể thời gian giáo viên tham gia một số hoạt động khác ở trường dự bị ĐH như sinh hoạt chuyên đề của tổ bộ môn, trực phòng chức năng, trực thư viện, hướng dẫn học sinh lao động/học tập, ôn kiểm tra, ôn thi cuối khóa, tổ chức ngoại khóa chuyên môn cho học sinh… ra số tiết định mức, nhằm tạo cơ sở pháp lý để hiệu trưởng trường dự bị ĐH có căn cứ phân công, bố trí nhiệm vụ cho giáo viên “bảo đảm quy định về định mức tiết dạy, thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, công bằng giữa các giáo viên trong cùng trường” như nguyên tắc xác định chế độ làm việc mà dự thảo thông tư yêu cầu.

Đ Thành Dương

Bình luận (0)