Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Vài ý kiến về Hồ Xuân Hương

Tạp Chí Giáo Dục

Nhân vật Hồ Xuân Hương – trong các sách giáo khoa và giáo trình trước đây, đều viết chưa rõ năm sinh, năm mất. Các nhà nghiên cứu, với nỗ lực như muốn đào xới cả kho tư liệu Hán Nôm trong mấy chục năm, cũng không thể tìm ra được năm sinh, năm mất của Hồ Xuân Hương. Năm sinh, năm mất hiện nay đệ trình lên UNESCO (1772-1822) được xác định dựa theo xác nhận của dòng họ.


Khu tưng nim n sĩ H Xuân Hương

Về “sơ yếu lý lịch” của Hồ Xuân Hương, cũng tương tự, không có tài liệu nào đủ tin cậy ghi lại chính xác như các danh nhân cùng thời, ví dụ Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ… Việc bà Hồ Xuân Hương làm gì, đi đâu, lấy ai…, tất cả dựa vào suy đoán, từ nội dung các bài thơ được cho là của bà và một số câu điểm xuyết trong một số tài liệu khác, cộng thêm tài chắp nối, suy diễn của một số nhà nghiên cứu hậu thế. Về thơ Hồ Xuân Hương, phần được coi là giá trị nhất (để tôn vinh bà là danh nhân văn hóa thế giới) cũng không chắc chắn 100% của một người tên là Hồ Xuân Hương. Bởi vì đây là những bài thơ được chép lại, lưu truyền trong dân gian, được cho là của Hồ Xuân Hương, nên gọi là Thơ Nôm truyền tụng. Nhiều bài vẫn còn được đưa vào diện “tồn nghi”, tranh cãi không rõ có phải do Hồ Xuân Hương sáng tác hay không. Nhiều nhà nghiên cứu vẫn hết sức băn khoăn, cho rằng Hồ Xuân Hương không phải là tác giả của tập thơ “Lưu hương ký”, vì sự khác biệt quá lớn về phong cách của tập thơ này với những bài thơ Nôm truyền tụng được cho là của Hồ Xuân Hương. Về “mối tình” (giao lưu – trao đổi thư từ, tương tư…) của Hồ Xuân Hương với đại thi hào Nguyễn Du, có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không có thật. Về giá trị thơ Hồ Xuân Hương, xưa nay đã xảy ra tình trạng phức tạp trong tiếp nhận, đánh giá. Giáo sư Nguyễn Lộc, trong giáo trình Văn học Việt Nam trung đại, đã đánh giá về thơ Hồ Xuân Hương, tóm lược như sau (theo tôi là chừng mực, cẩn trọng, hợp lý): “Tuy vậy cũng cần nói thêm rằng, trong một số bài thơ của Hồ Xuân Hương quả có yếu tố tục… Nói cho đúng, cái tục, bản thân nó trái với lý tưởng thẩm mỹ cũng như lý tưởng đạo đức, nó không phải là một phương tiện tốt nên dùng trong văn học, nhất là ngày nay…”. Và: “Vấn đề Hồ Xuân Hương trong hoàn cảnh tư liệu hiện nay chưa thể giải quyết dứt khoát được. Tuy vậy với tất cả sự thận trọng cần thiết, chúng ta vẫn cần phải khẳng định vị trí của nhà thơ trong lịch sử văn học dân tộc. Hồ Xuân Hương còn thiếu cái phong phú nhiều mặt của những tác giả lớn. Trong tác phẩm của Hồ Xuân Hương, nhà thơ chưa phản ánh được những mâu thuẫn lớn của thời đại, chưa có cái tầm nhìn xa để thấy hết những đau khổ và khát vọng của con người ngoài cái đau khổ và khát vọng của riêng mình, hay những người cùng cảnh ngộ với mình. Còn một quãng đường xa nữa Hồ Xuân Hương mới vươn đến tầm rộng lớn và sâu sắc của Nguyễn Du. Về phương diện nghệ thuật, việc vận dụng cái tục quá nhiều cũng là một hạn chế đáng kể. Song dù vậy, phần đóng góp của Hồ Xuân Hương vẫn hết sức độc đáo và có ý nghĩa lịch sử”.

Trn Quang Đi (Nghệ An)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)