Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Vẫn còn đề kiểm tra khiến học sinh “ngộp” ngay khi đọc

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo viên chu áp lc đi mi, thiếu kinh nghim, giao thi gia cái cũ và mi… là nhng nguyên nhân đưc cho là dn đến nhng đ kim tra khiến hc sinh “ngp” ngay khi đc đ.


Giai đon giao thi gia cũ và mi, giáo viên cn đưc h tr nhiu v chuyên môn đ vng vàng trong đi mi phương pháp kim tra đánh giá hc sinh

Thời điểm này, các trường THPT tại TP.HCM đang bước vào đợt kiểm tra cuối học kỳ 1 năm học 2023-2024. Bên cạnh những đề kiểm tra thú vị, mới mẻ, không hiếm những đề kiểm tra đánh đố học sinh…

ThS. Phan Thế Hoài (giáo viên ngữ văn, Trường THPT Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân) đánh giá, sở dĩ có những đề kiểm tra như vậy là bởi ngay từ đầu trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã không bám sát năng lực học sinh, không nắm được yêu cầu cần đạt của chương trình. Yêu cầu đổi mới đặt ra trong kiểm tra đánh giá trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nghĩa là giáo viên phải nắm được yêu cầu cần đạt, đặt vấn đề theo hướng tiếp cận năng lực, để học sinh vận dụng được chính những kiến thức đã học để giải quyết, chứ không phải đổi mới theo kiểu “độc – lạ”, học sinh đọc đề xong không hiểu yêu cầu của đề là gì, vấn đề cần giải quyết là như thế nào… Đổi mới không chỉ chú trọng yếu tố mới, lạ mà quan trọng hơn cả vẫn là phải bám sát được với năng lực của học sinh, có tính phân hóa” – ThS. Hoài phân tích.

Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Phương Thảo (giáo viên ngữ văn, Trường THPT Tenlơman, quận 1) nhìn nhận, những đề kiểm tra khiến học sinh “hoang mang” ngay từ khi đọc đề thông thường xuất phát từ nguyên do giáo viên chịu áp lực của đổi mới. Trên thực tế, dù đã bước sang năm thứ 2 Chương trình GDPT 2018 triển khai ở hai khối 10, 11 song để giáo viên vừa chắc tay trong đổi mới phương pháp giảng dạy, vừa vững vàng trong đổi mới kiểm tra, đánh giá thì không hề dễ dàng…

“Khó khăn của giáo viên hiện nay là tìm kiếm ngữ liệu phù hợp đưa vào đề kiểm tra. Với chương trình mới, ngữ liệu sử dụng trong đề kiểm tra không được nằm trong sách giáo khoa mà bắt buộc giáo viên phải tìm kiếm, sưu tầm ngữ liệu bên ngoài. Ngữ liệu phải vừa mang tính mới mẻ, tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình. Trong khi đó, giáo viên chưa được tiếp cận nhiều với những phương pháp xây dựng ngữ liệu đề kiểm tra, cũng như chưa có một ngân hàng dữ liệu ngữ liệu để giáo viên tham khảo…” – cô Thảo nêu.

Theo cô Hoàng Thị Khánh Huyền (giáo viên ngữ văn, Trường THPT Phong Phú, huyện Bình Chánh), Chương trình GDPT 2018 mang đến nhiều thuận lợi để giáo viên được sáng tạo trong môn học và đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá. Việc đánh giá học sinh không còn tập trung vào bài kiểm tra như trước đây mà đánh giá cả quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. Để làm được điều này, đòi hỏi giáo viên phải đổi mới từ chính phương pháp giảng dạy, mở ra những cơ hội từ bài học để học sinh được trải nghiệm, sáng tạo, đồng thời việc kiểm tra đánh giá cũng phải gắn liền với chính quá trình mà học sinh được trải nghiệm, sáng tạo.

“Giáo viên phải xây dựng được ma trận đề kiểm tra và tìm kiếm ngữ liệu phù hợp với ma trận đó, phù hợp với các dạng thể thức văn bản mà học sinh đã được tiếp cận chứ không phải chọn bừa, chọn đại một ngữ liệu đưa vào đề…”.

Cn xem vn đ tranh cãi là quá trình phát trin tích cc

Thẳng thắn nhìn nhận, thầy Nguyễn Bảo Quốc – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, việc một số đề kiểm tra của một số cơ sở giáo dục còn nhiều tranh cãi xuất phát từ sự tác động của suy nghĩ ra đề theo “nếp cũ” và việc chưa có nhiều kinh nghiệm của người ra đề dẫn đến việc đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng hình thành phẩm chất, năng lực theo hướng dẫn của bộ, của sở còn nhiều lúng túng. Sự thay đổi từ cái cũ sang cái mới khi thực hiện ban đầu, lúc nào cũng gặp những trở ngại, khó khăn, đây là điều tất yếu…

Theo thầy Bảo, Sở GD-ĐT đã giao quyền chủ động cho các trường trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, nhà trường được thể hiện sự đổi mới sáng tạo trong việc xây dựng các bài tập vận dụng theo hướng phát triển năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. Song, trong giai đoạn đầu thực hiện đổi mới sẽ không tránh khỏi những vấn đề gây tranh cãi, từ đó mới rút kinh nghiệm, điều chỉnh…

Quan trng phi hiu đưc dy hc theo tiếp cn năng lc hc sinh

Thầy Phạm Thanh Nam – Hiệu trưởng Trường THPT Nam Sài Gòn chia sẻ, điều khác biệt của Chương trình GDPT 2018 so với Chương trình GDPT 2006 đó là chuyển việc dạy học từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Như vậy, việc đánh giá học sinh trong chương trình mới cũng phải bám sát vào mục tiêu phát triển năng lực phẩm chất học sinh.

Tuy nhiên, thầy Nam thừa nhận, ở bậc THPT với 2 năm đổi mới, giáo viên vẫn đang trong giai đoạn thích nghi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bởi đổi mới không phải một hai năm đã có thể thay đổi được những phương thức dạy học, kiểm tra đánh giá cũ. Do vậy, việc nắm và hiểu rõ “thế nào là dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” thì không phải giáo viên nào cũng vững.

“Để việc đánh giá học sinh phù hợp với chương trình thì trước hết giáo viên phải hiểu được thế nào là dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh gắn với yêu cầu cần đạt của chương trình. Muốn vậy, từ chính nhà trường phải có sự hỗ trợ về chuyên môn cho thầy cô, tăng cường dự giờ thăm lớp, góp ý, điều chỉnh về phương pháp dạy học cho giáo viên. Đặc biệt là trao quyền và khuyến khích, tạo điều kiện để thầy cô được đổi mới, được sáng tạo một cách nhẹ nhàng, không khiên cưỡng, nặng nề” – thầy Nam nhấn mạnh.

“Sở GD-ĐT đã thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn từ rất sớm ở bậc THCS (năm học 2016-2017) thông qua đổi mới đề thi tuyển sinh vào lớp 10 và cũng đã chấp nhận tranh cãi, góp ý xây dựng. Đến nay, định hướng này có thể nói là đã thực hiện khá thành công. Vì vậy, đối với các đề kiểm tra còn gây tranh cãi ở một số đơn vị, chúng ta nên xem đó là quá trình phát triển tích cực, nếu sợ gây tranh cãi thì làm sao đổi mới…” – thầy Nguyễn Bảo Quốc đặt vấn đề.

Tuy nhiên, Phó Giám đốc sở cho rằng để giáo viên vững tay trong đổi mới kiểm tra đánh giá thì lãnh đạo các cơ sở giáo dục cần phải sâu sát, nắm bắt kịp thời những hạn chế, thiếu sót trong quá trình biên soạn ra đề kiểm tra định kỳ để uốn nắn, điều chỉnh, bám sát đúng mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 đã đề ra.

Yến Khương

Bình luận (0)