Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Vận dụng ca dao, dân ca vào sáng tác âm nhạc cho tuổi học trò

Tạp Chí Giáo Dục

Vận dụng ca dao, dân ca vào sáng tác âm nhạc cho tuổi học trò - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Vận dụng ca dao, dân ca vào sáng tác âm nhạc cho tuổi học trò Audio

Cp nht xu hưng mi trong sáng tác cho tr mm non, hc sinh là tt yếu nhưng cn có tiết tu phù hp vi la tui. Ni dung bài hát cn gn lin vi đi sng hàng ngày, li hát trong sáng, dung d, d hiu, có cht thơ thì càng hay.

Các em nhỏ tham gia chương trình âm nhạc tại Cung Văn hóa Lao động TP.HCM

 

Cn gn lin vi đi sng

Với xu hướng hội nhập, sáng tác nhạc cũng có những đổi mới. Nhiều bài hát được cập nhật xu hướng mới pha trộn yếu tố nhạc nước ngoài như Tây, Tàu, Hàn… tiết tấu cũng phức tạp hơn, dùng cả đọc rap trong bài hát. Những bài hát này đến với trẻ mầm non, học sinh làm các em thích thú nhưng cần chú ý đến nội dung để vừa phù hợp lứa tuổi các em vừa lan tỏa giá trị truyền thống.

Theo nhạc sĩ Trần Hữu Bích (nguyên Phó Trưởng ban Ca nhạc Đài Truyền hình TP.HCM), âm nhạc cho thiếu nhi hiện nay gần gũi và sát thực nhất vẫn là những bài hát được các nhạc sĩ sáng tác cho các cháu, từ lứa tuổi mầm non, mẫu giáo rồi đến tuổi học sinh tiểu học và lứa tuổi hồng. Lứa tuổi nào cũng có những bài hát phù hợp với lứa tuổi của mình. Nói chung bài hát viết cho các cháu cần ngắn gọn, giai điệu đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc. Nếu khai thác được từ chất liệu Việt Nam thì càng hay vì xu hướng ngày nay có nhiều bài hát pha trộn yếu tố nhạc nước ngoài như Tây, Tàu, Hàn… tiết tấu cũng phức tạp hơn, dùng nhiều đảo phách, nghịch phách, dùng cả đọc rap trong bài hát). Những xu hướng cập nhật cái mới trong sáng tác là tất yếu không tránh khỏi, nhưng cần có tiết chế, phù hợp với nội dung và lứa tuổi. Về nội dung bài hát cần gắn liền với đời sống hàng ngày, lời hát trong sáng, dung dị, dễ hiểu, có chất thơ thì càng hay. “Phải nói là sáng tác một bài hát thiếu nhi rất ngắn nhưng cũng rất khó để có được một bài hát hay mà các cháu yêu thích, đòi hỏi người nhạc sĩ phải rung động thật sự và còn phải có cái duyên may nữa mới có thể thành công. Mong rằng sắp tới TP.HCM chúng ta sẽ có nhiều bài hát cho thiếu nhi hay hơn nữa và được các cháu thiếu nhi cả nước yêu thích”, nhạc sĩ Bích chia sẻ.

Học sinh trải nghiệm biểu diễn nhạc cụ

Theo ý kiến của nhạc sĩ Đỗ Anh Tuấn (hội viên Hội Âm nhạc TP.HCM), ca dao, dân ca Việt Nam là một kho tàng âm nhạc rất phong phú và đa dạng từ lâu các nhạc sĩ Việt Nam tận dụng để tạo nên những tác phẩm mới mang âm hưởng dân ca. Tuy nhiên, số ca khúc mang âm hưởng dân ca dành cho nhạc thiếu nhi còn ít ỏi. Vì vậy cần có biện pháp và phương hướng phù hợp để làm sao những ca khúc thiếu nhi mang âm hưởng dân ca ngày càng tăng về số lượng và được đông đảo phụ huynh và các em đón nhận đó là việc mà chúng ta cần phải làm và định hướng trong tương lai. Các nhạc sĩ của TP.HCM sẽ là những người đi tiên phong trong phong trào này, tức là vận dụng âm nhạc dân gian để sáng tác cho nhạc thiếu nhi ngày càng phong phú về thể loại. “Để có được những ca khúc hay cho thiếu nhi mang âm hưởng dân ca, chất liệu khai khác sao cho phù hợp từng đối tượng từng lứa tuổi, các tác giả không chỉ cần thâm nhập sâu thực tế mà còn cần nghiên cứu và hiểu biết thêm những làn điệu dân ca của các vùng miền. Sau đó nhạc sĩ cần chịu khó sưu tầm và đúc kết lại để tạo nên những sản phẩm hay, độc đáo hơn”, nhạc sĩ Tuấn góp ý.

Ngn gn, d nh

Có thể nói âm nhạc dành cho thiếu nhi, tuổi hồng là một phần đời sống tinh thần không thể thiếu trong sự trưởng thành của các em. Có những ca khúc đã ra đời hàng chục năm từ thế kỷ trước mà đến nay vẫn được nhớ đến như “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” (1945, Phong Nhã), “Em là mầm non của Đảng” (1958, Mộng Lân), “Cho con” (1970, Phạm Trọng Cầu), “Đưa cơm cho mẹ đi cày” (1970, Hàn Ngọc Bích), “Đi học” (1976, thơ Minh Chính, nhạc Bùi Đình Thảo), “Trái đất này là của chúng mình” (1979, thơ Định Hải, nhạc Trương Quang Lục), “Em là hoa hồng nhỏ” (1981, Trịnh Công Sơn), “Chú voi con ở Bản Đôn” (1983, Phạm Tuyên), “Cả nhà thương nhau” (1988, Phan Văn Minh), “Ngày đầu tiên đi học” (1991, Nguyễn Ngọc Thiện)… Những giai điệu ấy đã góp phần mang đến mùa xuân rực rỡ cho âm nhạc thiếu nhi, tuổi hồng trong dòng chảy chung của âm nhạc Việt Nam.

ThS. Vũ Thị Kim Ngân (Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM) nhìn nhận, sáng tác nhạc cho thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay là áp lực của nhiều nhạc sĩ vì gu âm nhạc của các em đã có những thay đổi. Để sáng tác nhạc phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi giúp các em yêu thích, một trong những giải pháp mà ThS. Ngân cũng như nhiều nhạc sĩ có kinh nghiệm góp ý đó là nhạc sĩ, đặc biệt nhạc sĩ trẻ cần phải phân biệt rõ ràng dạng ca khúc thiếu nhi, tuổi hồng đơn thuần, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ phổ biến và các sáng tác chuyên dành phục vụ cho hội thi, hội diễn của thiếu nhi đòi hỏi phải có độ khó nhất định để các em phô diễn giọng hát của mình. Khi có định hướng cụ thể, rõ ràng như thế, các nhạc sĩ trẻ sẽ thuận lợi hơn khi sáng tác dành cho từng nhóm thiếu nhi khác nhau và từng mục đích thưởng thức hay sử dụng ca khúc khác nhau. Tránh tình trạng bài viết ra không thể dùng được, vô cùng lãng phí và làm tiêu hao năng lượng sáng tác của các nhạc sĩ, nhất là những ai mới bước chân vào thử sức ở mảng này.

Kiu Khánh

Bình luận (0)