Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Vận dụng sử Việt để phát triển cải lương tuồng cổ

Tạp Chí Giáo Dục

Vic tái hin mt s kin, mt câu chuyn lch s thông qua hình thc trình din trên sân khu ci lương rt ý nghĩa. Vic này không ch nhc nh v các v anh hùng có công m đt, gi đt mà còn là hành đng th hin lòng tri ân ca ngưi hu thế đi vi các bc tin nhân. Tuy nhiên, mun thc hin đ tài này, chúng ta phi tp hun cho ngưi sáng tác, đào to lc lưng kế tha…

Đào tạo nhân lực để giữ gìn và phát huy cải lương tuồng cổ

Đó là ý kiến của giới chuyên môn tại tọa đàm “Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP.HCM” do Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM phối hợp cùng Hội Sân khấu TP.HCM tổ chức mới đây.

Đu tư ni dung v din

TS.Mai Mỹ Duyên (nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật) cho rằng, để cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP.HCM phát triển chúng ta phải chú ý đến công tác tập huấn mà tiêu biểu là tập huấn về văn học sử Việt Nam cho người sáng tác. Kiến thức từ việc tập huấn sẽ hỗ trợ trong việc xây dựng kịch bản, bài viết về sử Việt. Trong tập huấn, đối tượng tham dự còn được tiếp thu hệ thống bài bản của nghệ thuật hát bội, cải lương, đờn ca tài tử. Như vậy, người sáng tác sẽ vận dụng được những bài bản trong những loại hình nghệ thuật trên vào những vở cải lương tuồng cổ mà mình dự định phát huy sử Việt. Ngoài ra, chúng ta phải tìm chuyên gia chuyên nghiên cứu về trang phục cổ qua các thời đại gợi cho các họa sĩ, nhà thiết kế trang phục cổ sao cho vừa đẹp vừa bắt mắt nhưng vẫn giữ được hồn cốt của trang phục Việt.

Cũng theo TS. Duyên, sau tập huấn, giới chuyên môn phải tạo điều kiện cho người tham dự xây dựng kịch bản mới. Và tất nhiên, chúng ta cũng sẽ có những mô hình kịch bản hình mẫu để gợi mở cho đội ngũ làm nghề tiếp bức sáng tạo cái mới. Hình mẫu này phải trên cơ sở mà chúng ta mong muốn khai thác trên nền tảng của văn hóa, nghệ thuật Việt Nam. Chẳng hạn như âm nhạc Việt Nam, lịch sử, văn học sử Việt Nam và những loại hình nghệ thuật như hát bội… “Nếu chúng ta muốn cải lương tuồng cổ có sự chuyển mình để đưa sử Việt đến với công chúng trong thời gian tới và đó cũng là cách giáo dục sử Việt tốt nhất so với sách vở, chúng ta phải khai thác để làm sao có được những vở diễn cải lương tuồng cổ hấp dẫn”, TS. Duyên góp ý.

Theo quan điểm của NSƯT Ca Lê Hồng, chúng ta nên cải tiến và gọi cải lương tuồng cổ thành cải lương tuồng sử. Muốn làm tốt những tuồng sử Việt Nam chúng ta phải chú ý đến âm nhạc. Âm nhạc này phải được khai thác, biến tấu từ nguồn âm nhạc tài tử hoặc cải lương để vận dụng vào tuồng sử chứ không nhất thiết phải vay mượn, nhất là mượn âm nhạc nước ngoài. “Tôi mong sẽ có nhiều tác giả sáng tác nhạc nền để tạo nên sự phong phú cho nhạc nền cải lương, chuyển tải được nhiều tình huống kịch tính cho cải lương, nhất là cải lương tuồng sử”, NSƯT Hồng chia sẻ.

Bi dưng lc lưng kế tha

Những vở cải lương đề tài lịch sử, từ lâu đã xuất hiện trên sân khấu. Có thể kể đến như các vở: “Thái hậu Dương Vân Nga”; vở “Tiếng trống Mê Linh”… Những vở này đã tạo được dấu ấn đặc biệt trong lòng người mộ điệu. Những thông điệp từ vở diễn không chỉ có ý nghĩa nhắc nhớ về cội nguồn dân tộc, ca ngợi những tấm gương anh hùng của các thế hệ tiền nhân trong công cuộc vệ quốc, đánh đuổi kẻ thù xâm lược mà đó còn là những lời hiệu triệu, khơi dậy tinh thần yêu nước trong mỗi trái tim người dân Việt Nam. Độc đáo, ý nghĩa là vậy nhưng các vở cải lương đề tài sử Việt bắt đầu thưa vắng dần trên sân khấu.

Soạn giả Phạm Văn Đằng nhận thấy rằng, sáng tác, dàn dựng, biểu diễn một tác phẩm cải lương đề tài sử Việt, bên cạnh những thuận lợi có không ít khó khăn. Để khắc phục, chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến việc phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo những tác giả, những biên kịch, những đạo diễn trẻ có tiềm năng, có nhiệt huyết, có khát khao cống hiến và có tình yêu mãnh liệt đối với cải lương. Đối với những tác giả, biên kịch, đạo diễn đã và đang hoạt động, cần có chính sách bồi dưỡng phù hợp để lực lượng này không ngừng học tập, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, có điều kiện tiếp cận những kiến thức mới mẻ để áp dụng vào sân khấu cải lương một cách phù hợp và hiệu quả, để sân khấu cải lương bắt kịp với nhịp độ phát triển của các loại hình nghệ thuật khác.

Đưa sử Việt vào cải lương tuồng cổ giáo dục thế hệ trẻ

“Chúng ta cũng cn phi có nhng chính sách phù hp đ khuyến khích các đơn v ngh thut công lp và ngoài công lp dàn dng, biu din nhng v ci lương đ tài s Vit. Cn đc bit quan tâm đến ngun kinh phí cp cho các đơn v ngh thut công lp hng năm cũng như vic h tr mt phn tài lc, vt lc cho các đơn v ngh thut ngoài công lp nào ưu tiên dàn dng, biu din các v ci lương đ tài s Vit”, biên kch Phm Văn Đng đóng góp ý kiến.

Tiếp theo, cần điều chỉnh một cách phù hợp đối với mức thù lao chi trả cho lực lượng sáng tác bởi đây là những người đặt “viên gạch” đầu tiên để xây dựng một tác phẩm sân khấu. Khi câu chuyện cơm – áo – gạo – tiền không còn là gánh nặng của tác giả thì tư duy sáng tạo sẽ được giải phóng. Khi ấy, lực lượng sáng tác không chỉ đông về số lượng mà chất lượng nghệ thuật trong các tác phẩm của họ cũng được cải thiện và không ngừng nâng cao. “Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải có những chính sách phù hợp để khuyến khích các đơn vị nghệ thuật công lập và ngoài công lập dàn dựng, biểu diễn những vở cải lương đề tài sử Việt. Cần đặc biệt quan tâm đến nguồn kinh phí cấp cho các đơn vị nghệ thuật công lập hằng năm cũng như việc hỗ trợ một phần tài lực, vật lực cho các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập nào ưu tiên dàn dựng, biểu diễn các vở cải lương đề tài sử Việt”, tác giả Phạm Văn Đằng đóng góp ý kiến.

NSƯT Diệu Đức cho biết, cải lương tuồng cổ vẫn còn sức hấp dẫn và lôi kéo khán giả. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn cải lương tuồng cổ càng ngày càng tốt hơn thì phải giữ gìn và phát huy. Chúng ta sẽ giữ gìn và phát huy bằng cách đào tạo lực lượng kế thừa. Lực lượng này có thể đào tạo từ những lớp cải lương hoặc đào tạo kiểu gia đình truyền nghề để các em có thể tham gia giữ gìn cải lương trong đó có cải lương tuồng cổ. “Tôi cho rằng, để tác phẩm cải lương tuồng cổ nói về sử Việt hấp dẫn, thu hút khán giả thì vũ đạo và âm nhạc là yếu tố quan trọng. Nếu có âm nhạc mà vũ đạo không tốt hoặc không khớp cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tác phẩm. Do đó, chúng ta phải nghiên cứu, cải tiến để phát triển cải lương tuồng cổ, đưa sử Việt vào tác phẩm để giáo dục thế hệ trẻ”, NSƯT Diệu Đức bày tỏ.

Thúy Kiu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)